Chuyện làng xuất khẩu lao động đẫm nước mắt

Làng Lý Hòa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có số lượng đáng kể người lao động tìm việc làm ở nước ngoài. Nhưng không ít những bi kịch, những cảnh đời đẫm nước mắt nơi quê nhà còn ở lại

Những người đàn ông đơn độc

Rẽ qua những con đường nhỏ vòng vèo trong thôn 5 nằm bên cửa biển Lý Hòa thuộc làng Lý Hòa, tôi gặp anh Đoàn Văn Dũng cầm cái lon nhựa đi ra từ túp nhà xập xệ. Bắt tay tôi, anh Dũng chỉ vào túp nhà, bảo: “Vào đi, miềng đi lấy cút rượu”. Tôi vào nhà thấy bạn rượu anh Dũng là ông Hồng đang nằm trên tấm đệm trải giữa nền nhà. Cạnh tấm đệm là “bàn” nhậu đang dở dang gồm một cái xoong nhỏ kho mồi tép biển, hai cái bát, một cái chén đặt trên nền đất.

Chuyen-lang-xuat-khau-lao-dong-dam-nuoc-mat


Ông Hồng ngồi dậy, nói: “Thấy thằng Dũng đơn thương độc mã quá, miềng sang đây nhậu cùng cho nó đỡ buồn. Vừa hết chai thứ nhất, nó đang đi lấy tiếp. Nhậu từ sáng sớm mà đã 9 giờ, chưa biết khi nào dừng đây”. Anh Dũng về lấy thêm chén, rót rượu mời tôi nhập cuộc. Nhìn túp nhà trống như một cái ô bàn cờ ăn quan vẽ trên triền cát nóng, tôi hỏi chuyện vợ con, anh tu một chén, nói: “Vợ đi xuất khẩu lao động nay đã “để” tui rồi. Ba đứa con ở với bà ngoại. Đứa lớn đã 19 tuổi, sắp đi theo mẹ nó. Đây là nhà chị gái. Chị đi làm thuê trong Nam nhờ tui trông nhà, hương khói ngày lễ tết”.

Ông Hồng kể: “Thằng Dũng 46 tuổi, vợ nó là Lê Thị Côi, 38 tuổi. Năm 1995 vợ nó đi xuất khẩu lao động “chui” sang Đài Loan (TQ). Sau 5 năm bị bắt rồi bị trục xuất, về nhà được ít tháng vợ nó giấu chồng làm lại giấy tờ đi Singapore. Một số người làng Lý Hòa đang lao động ở Singapore về cho biết con Côi đã lấy chồng làm nghề quản lý kỹ thuật tại một khách sạn ở bên đó”. Rót thêm một chén rượu, ông Hồng nói tiếp: “Hồi con Côi đi, thằng Dũng to khỏe như vâm, là thuyền viên số một của tàu đánh cá cỡ bự ở làng này đấy. Từ ngày vợ bỏ đi lấy chống ngoại, Dũng chỉ biết dùng rượu giải khuây. Không ngờ càng ngày nó càng uống tợn, đến mức có thể uống 24/24 giờ. Có hôm say lên xỉn xuống nằm lịm ngoài vệ đường. Nhìn cảnh ấy thấy cơ cực quá”.

Hội mất vợ

Nghe chuyện, anh Dũng ngừng chén rượu trên tay nhìm đăm đăm ra triền cát, nói vẻ nghĩ ngợi: “Một tháng tui đi biển 20 ngày, còn lại 10 ngày vào bờ biết làm gì ngoài uống rượu với hội bạn mất vợ. Vợ đi biệt tăm, không một lần điện thoại hỏi han. Thật chuyện đời không biết đường mô mà lần. Tuy thế, chuyến biển nào về tui cũng mang tôm cá đến cho con. Mỗi chuyến được ba, bốn triệu đồng thì cho con một triệu ăn học, còn lại để phòng cho cái thân này khi đau ốm”. Hỏi chuyện vì sao lại để vợ đi xuất khẩu “chui” mới nên tình cảnh này, anh nói: “Vợ đi theo “phong trào”, tui giữ không nổi. Giờ tui ở “quá” luôn. Nếu tui đi một bước nữa khác gì gánh gãy đòn triêng (đòn gánh) bước răng được trên cái xứ cát khô không khốc này”.

Hội bạn mà anh Dũng nói gồm bốn người trong làng cùng chung cảnh vợ đi theo “phong trào” xuất khẩu rồi lấy chồng nước ngoài. Trong hội này có một người đã chết. Đó là anh Nguyễn Văn Phương - chồng chị Phan Thị Hồng ở thôn Thượng Hòa. Hôm ở nhà anh Dũng ra tôi gặp bà Bình - mẹ của anh Phương - đang ngồi bên chiếc xe đẩy bán nước mía. Hỏi chuyện về tình cảnh của anh Phương, bà Bình ngậm ngùi: “Vợ nó đi xuất khẩu bên Đài Loan để lại hai con cho chồng. Chồng nó không có sức ra biển như người ta nên phải theo nghề xe ôm kiếm sống. Hôm chở khách ra Hà Tĩnh, trên đường trở về không biết buồn phiền thế nào mà lại say rượu rồi gặp nạn, nằm chết trên đèo Ngang”.

Cách nhà anh Phương không xa là túp nhà của anh Lê Văn Bảy ở thôn Nội Hòa, cùng hội bạn với anh Dũng và anh Phương. Túp nhà khóa cửa, tôi hỏi người dân qua đường mới biết anh Bảy đang đi uống rượu bên nhà ông Tuất ở thôn 5. Khi tôi đến thấy anh Bảy đang ngồi say trước thềm nhà ông Tuất. Vợ anh Bảy là chị Nguyễn Thị Luyến đi Đài Loan sau chị Lê Thị Côi một năm, cũng để lại hai con cho bà ngoại. Sáu năm nay, chị Luyến không một lần liên lạc với chồng. Trong cơn say, anh Bảy nói: “Vợ nó bỏ đi tôi mới tàn tạ thế này. Nghe nói nó sắp lấy chồng bên Đài Loan rồi. Mặc kệ nó, nhưng mỗi lần nghe người đời kháo chuyện, trêu chọc tôi chỉ muốn rượu say làm cho suy kiệt hẳn đi”. Nói xong, anh Bảy giục tôi đưa tiền đi mua thêm chai rượu nữa để giải sầu.

Người thứ tư là anh Châu có vợ là chị Lanh ở thôn Trung Hòa. Chị Lanh cũng đi xuất khẩu và lấy chồng ở Đài Loan. Tôi tìm đường đến nhà anh Châu nhưng người dân Lý Hòa khuyên không nên, bởi “họ say quên ăn, quên ngủ. Hễ ai nhắc đến chuyện đi xuất khẩu, nhất là chuyện vợ lấy chồng nước ngoài thì thể nào cũng bị chém. Mẹ vợ cũng từng bị anh ta chém. Xã đã năm lần phải can thiệp thì biết đấy”.

Không thể kiểm soát được những phụ nữ đi làm “osin”

Phía sau những bi kịch nêu trên là những câu chuyện khác về những cô gái Lý Hòa đi xuất khẩu lao động rồi lấy chồng ở nước ngoài. Đó là Lê Thị Thảo (19 tuổi ở thôn Nội Hải) lấy chồng người Mỹ, gốc Việt; Đặng Thị Ánh (33 tuổi, ở thôn Tân Lý) lấy chồng Đài Loan rồi bỏ, sang Mỹ lấy chồng mới; Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thị Lý (ở thôn Thượng Hòa) đều lấy chồng Đài Loan; Hoàng Thị Hằng (ở thôn Thượng Hòa)lấy chồng Pháp. Còn có trường hợp Võ Thị Mai sang Hàn Quốc bằng cách cưới giả để nhập cư nhưng lộ tẩy đã bị trục xuất về nước.

Những thông tin nêu trên được phó chủ tịch UBND xã Hải Trạch Phạm Thiếu Song thừa nhận. Ông nói: “Xã Hải Trạch có hơn 100 phụ nữ đi xuất khẩu lao động làm nghề “osin” ở Đài Loan và Hàn Quốc. Họ đi bằng nhiều cách nên không thể kiểm soát được nạn đi “chui”. Đa số những người đi hợp pháp nay đã hết hạn lao động nhưng tìm cách ở lại làm thêm. Thực trạng này khiến Hải Trạch là một trong 23 xã của huyện Bố Trạch bị cấm đi xuất khẩu sang Hàn Quốc. Bây giờ ai muốn đi phải chuyển hộ khẩu sang địa phương khác mới làm được hồ sơ”.

Giải thích vì sao phụ nữ đi xuất khẩu lao động lại để xảy những bi kịch ngay trong nhà mình, ông Song nói: “Hiện chúng tôi chưa biết hết còn những ai đã và chuẩn bị lấy chồng nước ngoài, vì trong số lao động nữ có nhiều người đang ở lại làm thêm. Những phụ nữ đã lấy chồng nước ngoài là do kinh tế gia đình họ quá khó khăn, có nhà còn mắc nợ trong khi chồng ở nhà không xoay trở được. Rất có thể đây là tình cảnh khiến tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ, vợ không bỏ hẳn nhưng vẫn lấy chồng nước ngoài gây nên những chuyện buồn ở làng biển này”.

Ngôi nhà của ba dì cháu

Trong bao bi kịch ngẫm mà buồn ở xã Hải Trạch, riêng có một trường hợp lấy chồng nước ngoài nhưng không bị dân làng Lý Hòa lên án. Đó là chị Hoàng Thị Tuyết (40 tuổi), ở thôn 5, ngay dưới chân đèo Lý Hòa. Chồng chị Tuyết là anh Dương Công Hạnh tử nạn do tàu hàng bị chìm trên vùng biển Trung Quốc. Lúc đó chị Tuyết mới 23 tuổi, có một con gái Dương Thị Loan, 3 tuổi và đang mang thai đứa con thứ hai.

Chồng mất, chị Tuyết đi làm thuê 6 năm quanh làng rồi xuất khẩu lao động sang Đài Loan từ năm 2004. Từ đó đến nay chị Tuyết mới về nhà một lần để làm nhà và nhờ chị gái đến ở, chăm sóc hai đứa con ăn học. Hiện Loan là sinh viên năm thứ ba trường ĐH kinh tế Đà Nẵng. Em trai Loan là Lai đang học lớp 11. Hiện ba dì cháu ở trong ngôi nhà mới.

Xuất khẩu lao động Đài Loan

Công việc cho những người có nhu cầu xuất khẩu lao động - công ty VINAGIMEX tuyển dụng

 Nhà máy ÍCH Thông – Đài Nam

Số lượng  : 40 nữ

Tuổi 18  – 35

Chiều cao : 1m53 – trở lên

Yêu cầu : lao động phổ thông, lấy cả lao động đã đi đài loan về

Sản phẩm nhà máy : sản xuất bản mạch hấp thụ năng lượng mặt trời (Thái dương năng )

Hợp dồng  : 3 năm

Lương cơ bản : 14 triệu, chưa tính làm thêm, chưa trừ ăn ở  ( tổng thu nhập sau khấu trừ 23 – 25 triệu ) làm thêm tối thiểu 3h/ ngày

Hình thức tuyển : Trực tiếp  ( 12/8/2013) 

Tiến độ xuất cảnh : xuất cảnh 10/ 9/2013

Chốt from : 11/8/2013

  Mọi thông tin xin trực tiếp liên hệ:  

Anh Minh. 097.210.6684  -   Anh Nam. 0984.252.388.    

Chị Lan Anh. 0978.79.6666  -  Anh Đức. 0975.183.171 
 Hãy đến với chúng tôi để có chi phí thấp nhất.  

Ảo tưởng cho 1 thị trường xuất khẩu lao động

Có không ít người đang mong ngóng từng ngày, từng giờ với hi vọng "cánh cửa” sang làm việc tại Hàn Quốc sẽ được mở lại mặc dung thực tế mà người  lao động Việt Nam đều nhìn thấy đó là "Hết cửa" sang Hàn Quốc . Niềm hi vọng này càng lớn khi lãnh đạo ngành chức năng luôn khẳng định: Lao động Việt Nam rất được chủ Hàn Quốc ưa chuộng.


Ao-tuong-cho-1-thi-truong-xuat-khau-lao-dong

Kết quả của cuộc khảo sát "Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp tại Hàn Quốc” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) cũng khẳng định: Nguyên nhân khiến lao động Việt Nam bỏ trốn bất hợp pháp một phần do  các chủ sử dụng lao động ở Hàn Quốc rất "ưa chuộng” lao động người Việt nên tạo điều kiện cho những lao động không có giấy tờ hợp pháp sống và làm việc.

Kết quả khảo sát này  vừa công bố đã vấp phải sự phản biện khá gay gắt của đại diện Bộ Việc làm Hàn Quốc. Bà Kim Bukyung - Cục Lao động nước ngoài, Bộ Việc làm Hàn Quốc cho biết: Trong năm  2012, chính Bộ Việc làm Hàn Quốc đã tiến hành điều tra trên 754 DN Hàn Quốc có sử dụng lao động nước ngoài. Kết quả điều tra cho thấy, lao động Philippines và Indonesia được ưa chuộng hơn lao động Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ bỏ trốn của lao động hai nước này chỉ chiếm 12 - 20%, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Không thể phủ nhận những nỗ lực nhằm giải cứu thị trường Hàn Quốc của ngành chức năng. Song nếu không nhìn thẳng vào sự thật rất khó có thể tìm ra giải pháp hiệu quả.

Không thể thiếu vai trò công đoàn nếu Luật Lao động muốn vào cuộc sống

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1.5.2013, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi NLĐ. Bên lề Đại hội XI Công đoàn VN, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền đã dành cho PV Báo Lao Động cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
“Luật Lao động muốn vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò công đoàn”!

xuat-khau-lao-dong

Thưa Bộ trưởng, chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 (vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đặt ra mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng trốn đóng BHXH cho NLĐ vẫn diễn ra khá phổ biến. Vậy làm thế nào giải quyết được tình trạng này và đạt được mục tiêu của chiến lược trên?

- Chiến lược về BHXH vừa được Chính phủ ban hành tháng 7.2013. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 phải có trên 50% số NLĐ được tham gia BHXH, theo tôi cần phải có rất nhiều giải pháp tích cực. Tại thời điểm này, chúng ta mới có trên 10,4 triệu LĐ tham gia BHXH và như vậy mới được trên 20% số NLĐ tham gia.

Tới đây, khi sửa Luật BHXH, cần nới rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc và cần có cơ chế để các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện một cách tốt hơn. Và như vậy, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần hoặc mở trần người tham gia bảo hiểm tự nguyện sẽ không hạn hẹp về tuổi, nghĩa là có đóng có hưởng. Với cơ chế này, số lượng người tham gia BHXH sẽ đông lên. Như vậy mới có thể hoàn thành được mục tiêu 50% số LĐ được tham gia BHXH vào năm 2020.

Hiện các DN còn nợ đọng khoảng 6.000 tỉ đồng BHXH. Để mọi người chấp hành nghiêm túc việc tham gia BHXH bắt buộc, thì cần phải có những chế tài xử lý nghiêm đối với những DN không tham gia đóng bảo hiểm cho NLĐ.

Bộ luật LĐ (sửa đổi) có hiệu lực từ 1.5.2013. Việc triển khai trên đến nay ra sao, thời gian tới cần chú trọng những gì để đảm bảo quyền lợi NLĐ, thưa Bộ trưởng?

- Đến nay, Bộ LĐTBXH đã xây dựng trình Chính phủ được 9 nghị định hướng dẫn và hiện Bộ LĐTBXH đang xây dựng các thông tư để triển khai thực hiện. Thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục trình Chính phủ ban hành thêm 7 nghị định để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng Bộ luật LĐ, thực tiễn công tác quản lý nhà nước về LĐ. Đồng thời, bộ sẽ ban hành các thông tư quy định chi tiết thi hành Bộ luật LĐ.

Bộ luật LĐ (sửa đổi) với 242 điều - phần nội dung rất lớn để thi hành - thì vấn đề đặt ra là cả NLĐ và NSDLĐ phải hiểu được những nội dung cơ bản của luật. Ngoài ra, cũng cần phải có chế tài mạnh để xử lý các DN khi bộ luật có hiệu lực rồi mà vẫn chưa thực hiện hoặc cố tình không thực hiện. Do vậy, cần phải làm mạnh 2 việc, đó là: Tuyên truyền hướng dẫn để cho NLĐ và NSDLĐ nắm được những điểm cơ bản của bộ luật. Thứ hai là phải có chế tài nghiêm minh, đồng thời phối hợp với CĐ để kiểm tra việc thực hiện bộ luật. Để Bộ luật LĐ đi vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò của tổ chức CĐ.

                                                                                       Theo Báo Lao Động

Phí xuất khẩu lao động liên tục bát nháo

Cạnh tranh không lành mạnh trong xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang kéo các doanh nghiệp vào vòng xoáy nâng phí môi giới, tạo cơ hội cho đối tác nước ngoài lũng đoạn thị trường, thao túng phí môi giới.

phi-xuat-khau-lao-dong-lien-tuc-bat-nhao

Hậu quả là chỉ làm “no túi” các đối tác nước ngoài, trong khi doanh nghiệp làm ăn tử tế lao đao và mọi chi phí càng đổ nặng lên đầu người lao động.

Giành giật bằng cách chi tiền

"Việc này xảy ra nhiều nhất và phức tạp nhất là ở thị trường Đài Loan. Hiện tượng hợp tác hay nói cách khác là doanh nghiệp VN cho các đối tác nước ngoài thuê tư cách pháp nhân đã lũng đoạn thị trường, lũng đoạn phí môi giới (...). Việc này chỉ có lợi cho phía đối tác nước ngoài, phần lợi của doanh nghiệp VN không đáng bao nhiêu, nhưng hậu quả nặng nhất là đổ lên đầu người lao động"

"Các công ty môi giới (đối tác làm ăn với Sovilaco ở thị trường Nhật) cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phía Bắc đã làm từ lâu và sẵn sàng trả phí môi giới 2.000 - 2.500 USD/người so với 1.500 USD/người mà chúng tôi đang thực hiện"

"Ngoài việc nâng phí môi giới họ còn “biếu” các khoản quyền lợi của người lao động như vé máy bay, thường là doanh nghiệp sử dụng lao động trả cho người lao động, nhưng doanh nghiệp phía VN tặng luôn cho môi giới và thu lại của người lao động"

Mới đây, ông Hayashi - giám đốc một công ty môi giới Nhật Bản - đã gửi thư từ chối đề nghị hợp tác của một doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội vì công ty đề nghị... được trả phí môi giới cao hơn các công ty khác.

Trong thư gửi cho ông Hayashi trước đó, doanh nghiệp xuất khẩu lao động VN nói trên đã đề nghị được hợp tác với công ty của ông. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Khi hợp tác với công ty chúng tôi, ông sẽ được trả khoản lợi nhuận cao hơn so với các công ty phái cử khác. Chúng tôi sẽ thanh toán cho ông khoản tiền hoa hồng là 2.500 USD tính theo mỗi thực tập sinh”.

Ngoài thư từ chối, ông Hayashi cũng thông báo cho các đối tác đang làm ăn với mình. Một trong các đối tác này đã phản ứng và gửi thư yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), Bộ LĐ-TB&XH xử lý vụ việc này.

Theo đối tác này, công ty ông cùng hai công ty khác đang làm ăn với ông Hayashi với mức phí môi giới 1.500 USD/lao động (đúng với quy định của Dolab). Vì vậy, khi có doanh nghiệp khác nhảy vào nâng phí môi giới là hành động cạnh tranh không lành mạnh, phá bĩnh doanh nghiệp khác. Hậu quả này gây nên tình trạng bát nháo chạy đua phí môi giới, lôi kéo, giành giật đối tác làm ăn. “Cũng may, đối tác của chúng tôi đã rất trung thành và làm ăn đàng hoàng, họ thẳng thừng từ chối việc nâng giá phí môi giới” - giám đốc doanh nghiệp này cho biết.

Ông Vũ Minh Xuyên - tổng giám đốc Công ty Sovilaco - cho hay việc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nâng phí môi giới để giành giật đơn hàng, chèo kéo đối tác hầu như ở thị trường nào cũng có. “Tại một hội thảo gần đây ở Nhật Bản giữa các doanh nghiệp VN và Nhật Bản, một số đối tác của chúng tôi đề nghị nâng giá phí môi giới, chúng tôi không đồng ý vì sai nguyên tắc và không đúng quy định của Dolab. Nhưng công ty môi giới này cho biết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phía Bắc đã làm từ lâu và sẵn sàng trả phí môi giới 2.000 - 2.500 USD/người so với 1.500 USD/người mà chúng tôi đang thực hiện” - ông Xuyên kể.

Ông Lê Thanh Hà, giám đốc Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ -Inmasco (thuộc Cienco 1), cũng cho biết vừa qua, công ty ông đã mất vài đối tác làm ăn ở Nhật. “Có hai đối tác mà chúng tôi thường xuyên hợp tác tuyển dụng lao động cho họ. Nhưng mới đây, họ đi vào Nam hợp tác với doanh nghiệp khác để tuyển lao động. Chúng tôi thăm dò thì biết có vài doanh nghiệp trong nước đã chèo kéo đối tác của chúng tôi bằng việc nâng phí môi giới cao hơn” - ông Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, “ngoài việc nâng phí môi giới họ còn “biếu” các khoản quyền lợi của người lao động như vé máy bay, thường là doanh nghiệp sử dụng lao động trả cho người lao động nhưng doanh nghiệp phía VN tặng luôn cho môi giới và thu lại của người lao động”. Thậm chí, như ông Vũ Minh Xuyên cho biết, họ còn biếu luôn phí quản lý cho doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Xuyên còn cung cấp thêm không chỉ ở Nhật Bản, thị trường Hàn Quốc với chương trình đánh bắt gần bờ cũng gặp phải vấn đề nâng phí môi giới, chèo kéo đối tác. Với chương trình này, thường phí môi giới là 1.500 USD/lao động cùng với các khoản phí khác thì doanh nghiệp phía VN trả cho đối tác Hàn Quốc khoảng 2.700USD/lao động. Nhưng có những doanh nghiệp sẵn sàng chi 3.000 - 4.000 USD/lao động!


Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh
“Lột da” người lao động để bù lại

Biểu giá quy định và mức thu vượt phổ biến

* Thị trường Đài Loan hiện vẫn thu với giá 5.000 - 7.000 USD/người (quy định là 4.500 USD/người);

* Thị trường Nhật Bản thu từ 5.000 - 10.000 USD/người (trong khi quy định chỉ dưới 4.000 USD/người);

* Thị trường Hàn Quốc thu 3.000 USD - 4.000 USD/người (trong khi quy định chỉ 1.500 - 2.700 USD/người, tùy loại công việc);

* Thị trường Hàn Quốc đi biển gần bờ thu trên 10.000 USD (phí quy định 7.500 - 9.500 USD/người tùy đối tượng khu vực).

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Dolab, thừa nhận việc cạnh tranh không lành mạnh, nâng phí môi giới để chèo kéo đối tác là có và hầu như ở thị trường nào cũng xuất hiện. Tuy nhiên, ông Quỳnh cho biết: “Việc này xảy ra nhiều nhất và phức tạp nhất là ở thị trường Đài Loan. Hiện tượng hợp tác hay nói cách khác là doanh nghiệp VN cho các đối tác nước ngoài thuê tư cách pháp nhân đã lũng đoạn thị trường, lũng đoạn phí môi giới. Nhưng các cơ quan chức năng không có số liệu, bằng chứng cụ thể vì các doanh nghiệp VN không hề tố cáo mà im lặng xử lý với nhau. Vì vậy, để chấn chỉnh lại thị trường Đài Loan, chúng tôi đã có quy định việc thu phí không vượt quá 4.500 USD/người”.
Tuy nhiên, qua thực tế của chúng tôi và tiết lộ của nhiều lao động khu vực miền Trung, thị trường Đài Loan hiện vẫn thu với giá 5.000 - 7.000 USD/người; thị trường Nhật Bản thu 5.000 - 10.000 USD/người (trong khi quy định chỉ dưới 4.000 USD/người); thị trường Hàn Quốc biển gần bờ thu trên 10.000 USD (phí quy định 7.500 - 9.500 USD/người tùy đối tượng khu vực). Rõ ràng, việc thu vượt quy định này là để bù lại việc nâng chi phí trả cho đối tác. Đây là một kiểu “cắt cổ” người lao động trong hoạt động XKLĐ. Một doanh nghiệp thừa nhận: “Nếu không nâng phí môi giới thì không có đối tác, đơn hàng làm ăn. Chi phí này doanh nghiệp sẽ thu của người lao động để bù lại, nếu làm đúng quy định phí môi giới thì... có mà húp cháo”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết việc cạnh tranh không lành mạnh bằng nâng phí môi giới làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XKLĐ. Việc này chỉ có lợi cho phía đối tác nước ngoài, phần lợi của doanh nghiệp VN không đáng bao nhiêu, nhưng hậu quả nặng nhất là đổ lên đầu người lao động. Vì vậy Dolab sẽ và vẫn đang tăng cường hoạt động giám sát. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào có việc nâng phí, khi có bằng chứng chúng tôi sẽ xử lý đích đáng”.

Hàn Quốc chưa đồng ý tiếp nhận mới lao động VN

Ông Nguyễn Hải Nam - trưởng ban quản lý lao động VN tại Hàn Quốc - cho biết vừa có cuộc làm việc đầu năm với phía Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc về việc nối lại chương trình EPS (chương trình cấp phép mới cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc). Phía bạn cho rằng VN đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc, tuy nhiên không có hiệu quả. “Để có thể nối lại chương trình EPS, phía Hàn Quốc cho rằng VN cần phải giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp xuống dưới 50%, nếu không đáp ứng tỉ lệ này thì khó có thể nối lại chương trình” - ông Nguyễn Hải Nam nói.

Cũng theo ông Nguyễn Hải Nam, hiện tỉ lệ lao động bất hợp pháp của VN tại Hàn Quốc là 56% (tỉ lệ của tháng 12-2012), trong khi tỉ lệ của các nước phái cử lao động khác chỉ khoảng 20%, nước cao nhất cũng chưa tới 50%. Theo thông báo của phía Hàn Quốc, sáu tháng đầu năm 2013 sẽ có 6.000 lao động VN hết hạn về nước. Ông Nam cho rằng nếu 1/2 số lao động này về nước đúng thời hạn thì mới có cơ sở để thương lượng với phía Hàn Quốc nối lại chương trình.

Ban quản lý lao động VN tại Hàn Quốc cho biết thêm trong năm 2013, phía Hàn Quốc đã bổ sung chỉ tiêu tái nhập cảnh cho 5.000 lao động VN về nước đúng thời hạn và lao động trung thành.

vỡ mộng du học nhật với thu nhập 30 triệu

Cuộc sống quá khó khăn, hàng ngày tôi chứng kiến cảnh một số bạn Việt Nam phải "đá vé tàu", nhiều bạn khác thì lấy cắp đồ trong siêu thị... mất hết niềm tin, tôi òa lên khóc!

Chắc hẳn đến bây giờ mỗi người trong chúng ta đều nghĩ rằng đi du học là sướng, nghĩ đến viễn cảnh tốt đẹp khi quyết định đặt chân đến một đất nước xa lạ. Và tôi cũng không nằm ngoài cái suy nghĩ đa phần đó.

Tôi lựa chọn đất nước Nhật Bản bởi thứ nhất là tôi yêu thích nền văn hóa và phong cách sống ở đó. Thứ hai là tôi đang nhìn đời với suy nghĩ cực kỳ đơn giản, cộng thêm những lời hứa mật ngọt của công ty môi giới nên tâm lý của tôi khá là thoải mái.

Tôi vô lo, vô nghĩ và tha hồ vẽ ra cho mình một thế giới của riêng mình, nào là sang đó không phải lo gì cả vì đã có công ty môi giới, được đi làm và tha hồ kiếm tiền. Ít lắm cũng được 30, 40 triệu/tháng, một số tiền mà ở Việt Nam có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ tới.

Vo-mong-du-hoc-Nhat-voi-thu-nhap-30trieu

Chỉ nghĩ đến đó là tôi đã thấy yên tâm rồi, vậy là một hành trình đầy hi vọng cũng đã đến. Tôi rất sung sướng vì nghĩ là từ bây giờ tôi có thể giúp bố mẹ, có thể làm được những dự định mà tôi đã ấp ủ lâu nay. Tôi rời Việt Nam...

Nhưng đúng thật là hi vọng bao nhiêu thì khi đặt chân sang Nhật, tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Bao nhiêu niềm tin cũng tôi bỗng dưng tan biến, tôi òa lên và khóc! Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh và nghĩ xem chuyện gì đang xảy ra với mình. Và tôi thật không tin nổi khi mình lại vấp phải khó khăn ngay khi vừa đến, nghĩ đến cái cảnh mà tôi và các bạn bị lừa trong suy nghĩ của tôi lúc đó là chỉ muốn mua vé máy bay để về Việt Nam và làm ầm lên với công ty đó.

Thực sự quãng thời gian đó tôi đã rất áp lực, tôi bị rơi vào tình trạng stress cực độ. Giờ nghĩ lại tôi thấy thật kinh khủng... Và bây giờ khi đã bình tâm lại tôi mới viết ra những dòng này để có thể giúp các bạn phần nào, ít ra cũng không lâm vào cảnh dở khóc dở cười như tôi.

Những ngày qua thực sự là rất khó khăn đối với tôi và các bạn cùng nhóm, chúng tôi đã chấp nhận được cái thực tế là mình đã bị lừa. Nhưng cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho họ được, bởi tôi nghĩ người sai nhất chính là bản thân mình. Mình đã không tìm hiểu kỹ về công ty, về cuộc sống ở Nhật và lường trước những điều có thể xảy ra.



Mặc dù tôi sang đây giống như điều bố tôi tâm niệm đó là "cho con đi để con va chạm, học hỏi, để tạo dựng cho mình một cái nghề và quan trọng là để con hiểu hơn về cuộc sống xung quanh và biết quý trọng đồng tiền". Nhưng thật đắng lòng khi tôi tiếp xúc và trò chuyện với các bạn đi cùng, tôi không ngờ mọi người lại dám mạo hiểm như vậy?

Chính vì nắm bắt được tâm lý và xu hướng chung của các gia đình, các công ty du học, môi giới thản nhiên vẽ ra "tương lai màu hồng" và các lời mời chào hết sức tốt đẹp để lấy được lòng tin của phụ huynh và bản hợp đồng đã bắt đầu từ đó.

Vì lợi nhuận họ bất chấp mọi thứ, từ bỏ cả cái cốt lõi nhất đó là đạo đức kinh doanh và sâu xa hơn nữa đó là tình người. Chỉ vì nghe những lời đồn thổi, những lời đường mật, những lời cam kết vô căn cứ của các công ty du học mà hàng chục, hàng trăm gia đình bất chấp tất cả để vay lãi hàng trăm triệu chỉ để con đi theo đường du học để kiếm tiền, với suy nghĩ là sang đến nơi là lao vào kiếm tiền chứ du học chỉ là hình thức để họ xin cấp visa.

Cho đến khi đặt chân đến Nhật, tôi và mọi người mới ngã ngửa ra, mới hiểu thế nào là cảnh "đem con bỏ chợ".

Tôi còn nhớ cái ngày đầu tiên khi xuống sân bay, tất cả chúng tôi đều rất háo hức và cười đùa rất vui vẻ vì cuối cùng cũng đã sang đến Nhật. Nhưng chỉ khi được đưa về và trò chuyện với người đi đón thì chúng tôi mới hiểu được phần nào và bức màn bí mật dần dần được vén lên.
- Vé máy bay
- Học phí
- Ký túc xá
Tất cả đều sai lệch...

Những chuỗi ngày sau đó thật là rất khó khăn cho tôi và các bạn bởi ở đây chúng tôi không có ai quen biết, gọi về thì sợ bố mẹ lo lắng. Và chúng tôi đã quyết định cầu cứu mọi sự giúp đỡ của những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Nhật.

Nghĩ là làm và thật may mắn khi có các anh chị tìm đến để nói chuyện, hỏi thăm tình hình và động viên chúng tôi. Thực sự tôi rất cảm kích bởi lúc đó điều chúng tôi cần là một chỗ dựa tinh thần, tôi chợt nghĩ nếu như không có những lời an ủi, động viên của mấy anh chị chắc chúng tôi không thể gượng dậy được bởi lúc đó chúng tôi thực sự mất phương hướng và rất lo sợ.

Lúc đó chúng tôi đã trấn an nhau và xác định là sự thật thì đã như thế, mọi việc cũng đã xảy ra nếu như chúng tôi không mạnh mẽ lên, không cố gắng thì tự chúng tôi sẽ tự đào thải mình ra khỏi cuộc sống này. Và cuộc sống mới nơi đất khách quê người...

Mấy hôm nay tôi thực sự rất chán chường bởi tôi chứng kiến cảnh những người đi cùng đang phải lo lắng, đang đau đầu để tính toán cho những ngày tiếp theo. Từ lúc sang đến giờ cứ nghe có thông tin tuyển người ở đâu là mấy anh em lại kéo nhau đi bất kể xa xôi nhưng lại ra về trong sự thất vọng bởi tất cả mọi người đều hiểu là điều gì đang diễn ra.

Với hình thức bây giờ, miễn sao là có tiền không cần biết đến những thứ khác, cái gì không có thì sẽ làm cho có, không có gì là không thể làm cả. Nộp hồ sơ xong, tham gia một khóa học với mức tiền học phí không hề nhỏ nhưng người học sớm lắm thì cũng được 3, 4 tháng là lâu, vậy thử hỏi làm sao sang Nhật mà giao tiếp lưu loát được?

Và giờ đây khi đã gần 2 tháng rời khỏi Việt Nam, số tiền mang sang thì cũng hết dần mà cuộc sống thì chưa hề ổn định. Đi học mà lúc nào cũng phải lo nơm nớp rằng ngày mai liệu có thay đổi hơn không, rồi chuẩn bị nộp tiền học phí nữa lấy đâu ra?

Chưa tính đâu xa riêng cái khoản tàu xe đi lại cũng đủ làm chúng tôi đau đầu, hết tiền thì lấy gì để đi, không lẽ lại nghỉ học. Mà nghỉ học nhiều thì sau này chúng tôi sẽ khó gia hạn visa, điều gì đến rồi cũng sẽ đến... Hàng ngày tôi chứng kiến cảnh một số bạn chọn cách "đá vé tàu" và có một số bạn bất chấp mọi thứ để lấy cắp đồ trong siêu thị...

Trong 100 người Việt Nam sang theo con đường du học thì tôi dám chắc có đến 85% là gia đình làm nông, không có nguồn thu nhập lớn, đã đứng ra vay tiền để sang đây. Vậy thử hỏi với điều kiện sống hiện nay của Nhật Bản thì tiền gửi sang bao nhiêu cho đủ đây?

Tất nhiên là bố mẹ nào cũng thương con nhưng giờ họ lấy gì để thương con nữa đây khi mà những thứ có giá trị đều được mang đi để thế chấp lấy tiền cho con đi sang đây, thử hỏi có ai trong các bạn dám gọi về kể khổ rồi nói ra sự thật không?

Tôi tin chắc là không bởi ngay cả bản thân tôi, rất nhiều lần bố mẹ gọi sang hỏi tình hình mà vẫn phải cười, vẫn phải tỏ ra rất tốt để bố mẹ yên tâm mặc dù sự thật không phải như thế. Tôi đắn đo suy nghĩ nếu bây giờ bố mẹ gửi tiền sang liệu có giải quyết được gì không nếu chúng ta vẫn không xin được việc.

Ở Việt Nam đó là một số tiền lớn nhưng so với Nhật thì có thể cầm cự được bao lâu? Và thế là tôi lại khóc khi nghĩ về gia đình, khi nghĩ về những bạn đi cùng tôi bởi hơn ai hết chúng tôi là người hiểu rõ hoàn cảnh của nhau.

Yên tâm làm sao đây khi tất cả mọi người chỉ mới nộp nửa năm học phí, tập trung làm sao đây khi tiền nhà chuẩn bị hết... Bao nhiêu cái làm cho con người ta phải suy nghĩ... Rồi thời gian tới đây sẽ có rất nhiều người nữa sang mà không hề biết mình đang ngồi giữa một canh bạc lớn.

Liệu rồi có xảy ra những thứ tương tự không? Chắc chắn là có rồi. Khi đó mọi người có thể hình dung ra hệ lụy, bao nhiêu sự cố gắng, bao nhiêu công sức mà các bậc cha mẹ lo cho con em lại bị hủy hoại bởi những người môi giới không có tình người.

Chưa kể là một số người Việt qua đây đang lâm vào bước đường cùng phải trộm cắp, phải "đá vé tàu", làm mất đi một phần hình ảnh con người Việt Nam.

Chính vì vậy, hôm nay tôi muốn viết lên những suy nghĩ của mình để mong tất cả chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ với người thân, bạn bè để họ hiểu hơn về cuộc sống ở đây. Hãy cảnh tỉnh những người đã và đang có ý định đi du học Nhật Bản để họ và gia đình có thể hiểu rõ hơn và xác định đúng mục đích là sang để làm gì?

Vì Việt Nam thân yêu, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng!

Thị trường xuất khẩu lao động Angola

Ngày 26-03-2013, Hiệp hội phối hợp với Cục Quản lý LĐNN tổ chức toạ đàm với 10 doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Angola, nhằm trao đổi thông tin, bàn định hướng tiếp cận, phát triển thị trường này.
Trên cơ sở những thông tin đã nghiên cứu, thu thập và kết quả cuộc toạ đàm, Hiệp hội xin giới thiệu với bạn đọc vài nét khái quát về thị trườngAngola.

1. TÌNH HÌNH

Theo thông tin của Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam ở Angola có khoảng 30.000 đến 40. 000 người, tập trung chủ yếu tại thủ đô Luanda, chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm 1 là các chuyên gia y tế, nông nghiệp và giáo dục đã sang Angola làm việc theo các Thỏa thuận về hợp tác lao động ký giữa hai Chính phủ từ nhiều năm trước. Một số chuyên gia đã sang Angola được 20-30 năm, thu nhập của họ trung bình 2500-4000 USD/tháng (tùy thuộc vào bằng cấp, học vị). Số chuyên gia Việt Nam hiện ở Angola là 183 người.

- Nhóm 2 là người thân, họ hàng của các chuyên gia Nhóm 1, ban đầu xin visa du lịch vào Angola, sau đó tìm cách hợp pháp hóa giấy tờ, đầu tư  kinh doanh tại Angola và xin thẻ cư trú tại Angola. Chủ yếu nhóm này là những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ (mở cửa hiệu làm ảnh, photocopy, chuyển tiền, bán hàng tạp hóa tập trung ở chợ Sao Paolo-Luanda…) và thầu xây dựng nhỏ. Một số làm ăn phát đạt, có thể có tài sản lên tới triệu đô la Mỹ.

- Nhóm 3 là những lao động phổ  thông  và lao động có nghề xây dựng ở nhiều mức độ khác nhau, sang Angola trong thời gian một vài năm gần đây với các  hình thức:

+ Số đông sang Angola theo hạn ngạch lao động Việt Nam do các công ty Trung quốc xin và “bán”  lại cho những cá nhân Việt Nam tại Angola. Những người này hợp tác với các cá nhân ở Việt Nam để tuyển lao động, xin visa lao động tại Đại sứ quán Angola tại Việt Nam (trước đây chưa có Đại sứ quán Angola tại Việt Nam thì xin tại Đại sứ quán Angola tại Trung quốc)

+ Một bộ phận sang Angola bằng visa du lịch có thời hạn 3 tháng (sau đó  tìm cách chạy chọt để chuyển thành visa lao động), thông qua một số người Việt tại Angola hợp tác với các cá nhân tại Việt Nam tổ chức.

Lao động sang Angola theo các hình thức nói  đã phải chịu chi phí lớn (khoảng 6500 USD ), trong đó riêng tiền visa lao động khoảng 2000 USD nộp cho Đại sứ quán Angola.

Lao động sang Angola chủ  yếu làm việc cho các cá nhân Việt Nam nhận các công trình nhỏ của cá nhân người Angola, một bộ  phận bán hàng cho các chủ cửa hàng người Việt Nam. Đốivới lao động xây dựng, nếu có công việc đều thì thu nhập khoảng 800-1000 USD/tháng, được chủ thầu cung cấp thực phẩm miễn phí, ở trong các lán trại tại công trình xây dựng. Người lao động không có bảo hiểm, trường hợp ốm đau, tai nạn…do chủ thầu trả viện phí, nhưng cũng khá bấp bênh.

Về quy chế pháp lý của lao động, mặc dù về hình thức phần lớn người lao động có visa lao động, nhưng do không làm việc cho chủ sử dụng lao động được cấp hạn ngạch cho lao động, nên vẫn là lao động không hợp pháp. ). Nếu lao động bị cảnh sát bắt, chi phí để đút lót có thể đến vài chục hoặc vài trăm đô la 1 lần để được thả ngay, nếu bị đưa vào tù có thể lên đến hàng nghìn đô la để không bị trục xuất.

   Đại sứ  quán cho biết mặc dù phần lớn lao động Việt Nam tại Angola có thu nhập khá, nhưng cũng có một bộ phận lao động bị khó khăn do không có đủ việc làm. Mặt khác, do quy chế chưa hợp pháp nên thường xuyên bị mất tiền khi bị cảnh sát hỏi giấy tờ để không bị bắt và trục xuất về nước. Ngoài ra, môi trường Angola không phù hợp, nên nhiều lao động bị sốt rét, ốm đau, trong khi chi phí chữa bệnh tại Angola rất cao.. Tình hình an ninh tại Angola không bảo đảm, nên cũng đã có một số người Việt Nam bị cướp, thậm chí bị giết để cướp của.

thi-truong-xuat-khau-lao-dong-Angola


2.  CHÍNH SÁCH TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

      1. Về nhu cầu tiếp nhận lao động

 Đại sứ quán của ta tại Angola  cho biết, hiện nay chủ yếu là các chủ thầu Trung Quốc xin được chỉ  tiêu nhận lao động nước ngoài, do có một thỏa thuận giữa Trung quốc và Angola về việc Trung quốc cho Angola vay tín dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty Trung quốc nhận thầu các công trình này.

Tuy nhiên, có một số Công ty xây dựng nhỏ của Angola có nhu cầu và khả  năng xin visa hợp pháp cho lao động xây dựng nước ngoài vào làm việc. Bên cạnh đó, trong thời gian sắp tới Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng sẽ có khả năng đưa lao động sang Angola làm việc một cách hợp pháp  trong dự án trúng thầu xây dựng 156 km đường cao tốc mà Tổng công ty này trúng thầu.

Angola ưu tiên tiếp nhận 2 nhóm lao động nước ngoài vào làm việc. Nhóm 1 là các chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp và lao động kỹ thuật cao. Việc tuyển dụng lao động nhóm này dựa trên Bản Ghi nhớ hoặc Thỏa thuận về Hợp tác lao động giữa Chính phủ Angola và nước phái cử.

Nhóm 2 là những người vào làm cho chủ đầu tư dự án tại Angola có vốn trên 1 triệu USD. Nhóm người này dễ dàng được cấp visa lao động với thời hạn 6 năm, sau 5 năm làm việc còn có thể nộp đơn xin thẻ định cư tại Angola.

Ngoài hai nhóm lao động nói trên, Angola cũng cho phép các doanh nghiệp nhận lao động nước ngoài. Chủ sử dụng lao động tại Angola muốn tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trước tiên phải đề nghị Văn phòng Dịch vụ Việc làm Angola. Văn phòng này sau khi kiểm tra, xác nhận việc chủ sử dụng lao động không thể thuê/ tuyển được lao động địa phương đáp ứng được yêu cầu. Sau khi có được xác nhận, chủ sử dụng mới đi tuyển chọn lao động nước ngoài phù hợp với số lượng, ngành nghề. Theo quy định, số lượng lao động nước ngoài được tiếp nhận không được vượt quá 30% tổng số lao động làm việc cho doanh nghiệp. Cùng với xác nhận của Văn phòng Dịch vụ Việc làm, chủ sử dụng lao động xin cấp phép tiếp nhận những người  này với Bộ quản lý loại hình lao động cần tuyển (ví dụ xin Bộ Xây dựng đối với nhu cầu tuyển lao động xây dựng..). Bộ quản lý chuyên ngành sẽ cấp Giấy phép tiếp nhận cho đích danh từng lao động đã được tuyển chọn. Giấy phép được chủ sử dụng lao động gửi cho lao động để làm thủ tục xin visa làm việc tại Đại sứ quán Angola ở nước phái cử. Visa lao động có thời hạn cư trú/làm việc 1 năm, thể hiện cùng với các chi tiết khác kể cả tên chủ sử dụng. Người lao động có nhu cầu sẽ được gia hạn visa 2 lần, mỗi lần 1 năm, tổng thời gian làm việc tại Angola không quá 3 năm. Hồ sơ gia hạn visa lao động được Cơ quan Di trú Angola thực hiện tại trụ sở chính Luanda hoặc tại các tỉnh có Văn phòng của Cơ quan Di trú.

2. Về  chính sách đối với lao động nước ngoài vào làm việc tại Angola

Người lao động nước ngoài hợp pháp được đối xử như công dân của Angola. Người lao động được hưởng chế  độ bảo hiểm xã hội (chủ sử dụng đóng góp tương đương 8% lương, còn người lao động phải trích 3% từ lương tháng) sau khi trở về nước phái cử. Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với lao động, tuy nhiên, mức đóng góp do chủ sử dụng và người lao động tự thỏa thuận. Tranh chấp phát sinh xảy ra đối với lao động nước ngoài trong quá trình làm việc tại Angola, được Bộ Lao động xem xét, giải quyết và hỗ trợ.

Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Angola được phân cấp như  sau: Bộ quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xem xét, cấp chỉ tiêu trực tiếp cho người sử dụng lao động; Bộ Lao động Angola chỉ tổng hợp nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của các Bộ, sau đó cân đối với số lượng lao động Angola được đào tạo trong nước để đề xuất cho Chính phủ giao chỉ tiêu cho các Bộ, ngành.

Các cơ quan chức năng của Angola cho biết hiện có rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại đây, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, nhưng không nắm được số lượng chính xác. Đại bộ phận lao động này đã sang Angola làm việc theo kênh không chính thống: bằng visa du lịch hoặc visa làm việc không đúng chủ sử dụng. Họ khẳng định, Angola không cho phép người nước ngoài vào bằng visa du lịch rồi chuyển đổi sang visa lao động.

     3. KHUYẾN NGHỊ

     Doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể tiếp cận tìm kiếm đối tác, hợp đồng tin cậy và có tính khả thi cao để đưa lao động ta sang làm việc tại Angola. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, đổ vỡ của doanh nghiệp ở thị trường này, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Chỉ ký hợp  đồng hợp tác cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý, có giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Angola cấp và trực tiếp sử dụng lao động Việt Nam.

- Lựa chọn đối tác mạnh trong số  các đối tác có đủ các điều kiện nêu trên  để thương thảo và ký kết hợp đồng. Nên tham khảo ý kiến Cơ quan đại diện Việt Nam tại Angola. Nên tìm và lựa chọn trong số các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư hoăc trúng thầu ở Angola thì độ tin cậy và khả thi cao hơn.

- Trong hợp đồng cần xác  định rõ : người sử dụng lao động phải bảo đảm đủ việc làm cho người lao động và trả lương trong thời gian ngừng, nhỡ việc tạm thời. Mức lương đảm bảo tối thiểu 800 USD/tháng theo mặt bằng thị trường hiện nay của lao động Việt Nam tại Angola.

- Hợp đồng cũng cần xác định rõ: Người sử  dụng lao động phải bỏ tiền mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm rủi ro cho người lao động hoặc cam kết chi trả phí khám chữa bệnh cho người lao động trong trường hợp không mua bảo hiểm hoăc cơ quan bảo hiểm không thanh toán bảo hiểm cho người lao động.

     Để thành công và phát triển bền vững ở một thị trường mới có nhiều tiềm năng, nhưng cũng ẩn chứa không ít yếu tố rủi ro như Angola, đòi hỏi sự năng động tích cực và cẩn trọng của doanh nghiêp; đồng thời cũng đòi hỏi sự khẩn trương, quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, thẩm định hợp đồng.

Xuất khẩu lao động 2013 ở đâu nhiều tiền ?

Dự báo về tình hình xuất khẩu lao động 2013, làm việc ở đâu sẽ kiếm được nhiều tiền hơn ?
Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2012, có trên 80.000 người được đưa đi lao động tại nước ngoài, mang lại giá trị từ 1,7-2 tỷ USD. Năm 2013, thị trường nào sẽ được Việt Nam chú trọng, khơi thông? Còn người lao động nên chọn thị trường nào để làm việc đạt hiệu quả kinh tế cao?

Hàn Quốc và Đài Loan là hai thị trường được dự báo sẽ thu hút nhiều lao động nhất trong năm 2013

Xuat-khau-lao-dong-2013-o-dau-nhieu-tien

1. Khơi thông thị trường Hàn Quốc

 Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... là những thị trường truyền thống của Việt Nam, thu hút đông đảo người lao động (NLĐ) tham gia.
Trong ba thị trường này, Hàn Quốc hiện đang bị tắc vì phía bạn đang tạm dừng tiếp nhận lao động mới theo Chương trình EPS (lao động về đúng hạn vẫn tuyển dụng bình thường - PV).
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong năm 2013, nếu Việt Nam thực hiện tốt việc giảm lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, chắc chắn bạn sẽ ký gia hạn tiếp Chương trình EPS đối với Việt Nam.
Thực tế, trong năm 2012, phía Hàn Quốc vẫn tiếp nhận tới 7.252 lao động Việt Nam (tính riêng Chương trình EPS).
Dù giảm 5.348 lao động so với năm 2011, nhưng con số này vẫn chứng tỏ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc rất thích lao động Việt Nam (năm 2011 Hàn Quốc tiếp nhận 12.600 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS).
Tín hiệu vui với NLĐ Việt Nam nữa là Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa ra thông báo về mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ nước ngoài từ 1-1-2013 đến 31-12-013 khá cao.
Thu nhập trung bình của NLĐ làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000-1.500 USD/tháng.
Theo ông Minh, Hàn Quốc sẽ vẫn là thị trường chủ chốt của Việt Nam trong năm 2013 và sẽ thu hút đông đảo lao động tham gia. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải khai thông thị trường này. Việt Nam phải bổ sung một số quy định mới có tính chất ràng buộc đối với NLĐ chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc.
“NLĐ trước khi xuất cảnh phải có khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng. Cụ thể, 5 tháng lương trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động Hàn Quốc trả khi kết thúc hợp đồng, người lao động không được phát tại Hàn Quốc, mà chỉ được nhận khi đã về nước. Nếu người lao động bỏ trốn, số tiền này sẽ sung công quỹ Việt Nam” - ông Minh nói.

2. Tâm điểm Đài Loan

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất trong năm 2012, với khoảng 30.500 người. Lao động Việt Nam tham gia thị trường này làm việc trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế tạo, cơ khí, may mặc, nông nghiệp, đồ mộc...
Lương cơ bản khoảng 8-9 triệu đồng. Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường.
“Đây sẽ là thị trường tiềm năng của NLĐ Việt Nam trong năm 2013” - giám đốc một Cty XKLĐ nói.
Ngoài Đài Loan, Macau (Trung Quốc) cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam, nhất là lao động có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình. Hiện, theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại đây.
Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù chịu khó, song ngôn ngữ cũng như các kỹ năng khác lại kém lao động đến từ Trung Quốc, Philippines, Indonesia. Lao động đi làm giúp việc, được chủ sử dụng chu cấp miễn phí nơi ăn, ở và tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Thanh Hoà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết quý I-2013 sẽ mở rộng đưa lao động sang Lybia. Hiện, tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại nước này sẽ thay đổi.
Trong đó, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề. Trường hợp NLĐ phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho biết, nhiệm vụ quan trọng của ngành trong năm 2013 là phải định vị lại lao động Việt Nam, xem lao động nước mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu, từ đó khắc phục và phát huy thế mạnh.
Giám đốc một Cty xuất khẩu lao động cho biết, để vượt qua khó khăn hiện nay, phải tập trung vào ba yếu tố: đào tạo nguồn lao động tốt (tác phong, nghề nghiệp, ngoại ngữ...); có đơn hàng - đối tác tốt và giám sát chặt chẽ lao động làm việc ở nước ngoài.
“Giờ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động chết vì các khâu trong quy trình xuất khẩu lao động đều lởm khởm. Thậm chí có đơn vị bán cái cho một số tổ chức, cá nhân hưởng lợi mà không trực tiếp đứng ra tuyển dụng và xuất khẩu lao động”- vị lãnh đạo này nói.

Việt Nam khó đạt mục tiêu 85.000 người xuất khẩu lao động 2013

Năm 2013, Việt Nam đề ra mục tiêu đưa 85.000 người xuất khẩu lao động nước ngoài. Nhưng mục tiêu này không dễ đạt được mặc dù đã giảm 5.000 người so với năm 2012

Để đạt được chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2013, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có nhiều giải pháp: Tăng số lượng lao động tại các thị trường truyền thống như Lybia, Malaysia, Đài Loan, Trung Đông… và tìm kiếm thêm các thị trường mới. Ngay trong quý I năm 2013, Cục đã tiến hành đưa lao động trở lại thị trường Lybia và có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích lao động sang Malaysia và khu vực Trung Đông gồm Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Qatar, Kuwait. Đặc biệt, Cục triển khai chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại Nhật Bản và Đức; đa dạng hóa hình thức đi làm việc ở nước ngoài như thỏa thuận về chương trình lao động kỳ nghỉ với New Zealand, Australia …

xuat-khau-lao-dong

Đi xuất khẩu lao động đang là mục tiêu được nhiều bạn trẻ hướng đến
Tuy nhiên, trong ba tháng đầu năm, cả nước mới có 18.766 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 22%. Theo Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, do khó khăn về kinh tế nên việc tiếp nhận lao động hạn chế, ngoài ra một số thị trường không còn hấp dẫn về thu nhập.
Thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho thấy, từ năm 2004 đến nay, có trên 70.000 lượt lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép mới (EPS). Tuy nhiên, hiện có tới 17.000 người hết hạn hợp đồng đang làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Do vậy, Việt Nam đánh mất vị trí là nước được tiếp nhận nhiều lao động nhất (năm 2011, đưa 12.500 lao động sang Hàn Quốc; năm 2012: 6.400 lao động; năm 2013, chắc chắn giảm mạnh hơn). Được biết, thu nhập bình quân của lao động tại Hàn Quốc dao động từ 1.000 đến 1.500 USD/người/tháng, gấp nhiều lần so với công việc tương đương tại Việt Nam. Trong khi thị trường Hàn Quốc chưa được khơi thông, thị trường Nhật Bản lại đang là “cánh cửa hẹp” khi ba tháng đầu năm 2013, nước này chỉ tiếp nhận 236 người. Trong khi Nhật Bản đang tiếp nhận nhỏ giọt thì lại rộ lên thông tin thị trường này “cấm cửa” lao động người Nghệ An.

 Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: “Bộ LĐ,TB&XH đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 là phải đạt mục tiêu mỗi năm đưa 100.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Điều này sẽ rất khó thực hiện”. Nhằm tìm giải pháp tháo gỡ, từ năm 2012, Bộ LĐ,TB&XH đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại những tỉnh có số lượng lớn lao động bỏ trốn bất hợp pháp nhằm tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng hạn. Tuy nhiên, tính đến tháng 1-2013, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về pháp luật rất cần nâng cao chất lượng về lao động. Hiện các nước đã có nhiều thay đổi chính sách: Hạn chế tuyển chọn lao động phổ thông, quan tâm nhiều đến lao động có tay nghề cao. Các nước nhập khẩu lao động cũng đã thay đổi bằng cách khuyến khích người lao động có nghề đến sinh sống và làm việc, đặc biệt qua chính sách về nhập cư.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bắt đầu tuyển chọn lao động có tay nghề cao. Để làm được điều này cần sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, nhưng thực tế, chỉ có rất ít doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề, do vậy buộc phải tuyển lao động ở bên ngoài và không thể chủ động trong cung ứng. Thêm vào đó, một số ngành nghề không thể tuyển chọn được lao động do không có cơ sở dạy nghề nào tổ chức đào tạo.

Lương tối thiểu cho lao động xuất khẩu tại Malaysia

Từ ngày 01-01-2013,tiền lương tối thiểu trả cho người lao động được nâng lên 900RM (đối với vùng lãnh thổ phía Tây Malaysia) và 800RM (phía Đông); đồng thời cho phép doanh nghiệp thu của người lao
động một số khoản tiền:
+  Thuế levy tại lãnh thổ Malayssia (công nhân nhà máy/xây dựng: 1250RM/năm, dịch vụ: 1850RM/năm, trang trại: 590RM/năm, giúp việc gia đình: 410RM/năm);
(ii) Tiền nhà ở;
 (iii) Tiền đưa đón lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và
ngược lại (nếu có); (iv) Tiền bảo hiểm lao động bắt buộc (hiện nay chủ đang nộp cho lao
động: 72-200RM/lao động).
 Theo khảo sát của Ban QLLĐ và thông tin phản hồi của một
số người lao động, việc thực hiện trả mức lương tối thiểu và các khoản khấu trừ vào tiền
lương của người lao động còn nhiều bất cập, Hiệp hội cập nhật thông tin để các doanh
nghiệp theo dõi và xử lý các sự cố ( nếu có ) đối với người lao động.

Luong-toi-thieu-cho-lao-dong-xuat-khau-tai-Malaixia

1. Các cơ sở pháp lý

Ngày 26/8/2011 Nhà vua Malaysia ký Ban hành Luật Malaysia số 732 về Hội đồng
tư vấn lương quốc gia sắc luật 2011 (National Wages Conssultative Council Act 2011) và
đăng công báo ngày 15/12/2011;

Căn cứ Điều 23 (khoản 1) của Luật trên, Hội đồng tư vấn lương quốc gia ngày 16/7/
2012 ban hành Chế độ lương tối thiểu (Minimum Wages Order 2012) và có hiệu lực thi
hành vào 01/01/2013;

Ngày 06/9/2012 Hội đồng tư vấn lương quốc gia ban hành Bản hướng dẫn thực hiện
Chế độ tiền lương tối thiểu 2012;

Ngày 30/01/2013 thông cáo báo chí của Bộ trưởng thứ hai Bộ Tài chính về Quyết
định của Chính phủ Malaysia cho phép các doanh nghiệp Malaysia được khấu trừ tiền
thuế Levy đối với lao động nước ngoài khi thực hiện trả lương tối thiểu;

Ngày 20/02/2013, Ban Thư ký Hội đồng tư vấn lương quốc gia thông cáo báo chí về
việc Chính phủ Malaysia cho phép các doanh nghiệp đang thực hiện trả lương tối thiểu
được phép trừ từ tiền lương của người lao động nước ngoài tiền thuế Levy và tiền nhà ở
và tiếp tục xem xét gia hạn cho 1 số doanh nghiệp có kiến nghị lùi thời hạn thực hiện trả
lương tối thiểu cho lao động nước ngoài. Đối với lao động địa phương các doanh nghiệp
thực hiện trả lương tối thiểu từ 01/01/2013.

2. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu qua khảo sát tại một số doanh nghiệp
lao động Việt Nam đang làm việc

Trong tháng 2 và đầu tháng 3- 2013, Ban Quản lý lao động đã khảo sát tại 13 doanh
nghiệp (may mặc, điện tử, bánh kẹo, đồ gỗ, cơ khí, xây dựng…) thuộc các Bang Johor,
Melaka, Penang, Negari Sembilan và có một số đánh giá như sau:

- Có 8/13 doanh nghiệp thực hiện trả lương theo mức lương tối thiểu 900RM/tháng,
trong đó có 2 Công ty Outsoursing.

- Các doanh nghiệp thực hiện trả mức lương tối thiểu và khấu trừ các khoản vào tiền
lương khác nhau, cụ thể:

* Thuế Levy

Có doanh nghiệp trừ thuế Levy ngay từ tháng 1/2013 khi thực hiện trả mức lương tối
thiểu 900RM/tháng đối với tất cả công nhân; có doanh nghiệp chưa trừ, có doanh nghiệp
trừ khi người lao động làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động năm tiếp theo.

Tiền nhà ở, tiền chuyên chở công nhân đi và về

•Trong tháng 1 các doanh nghiệp đều chưa trừ. Trong tháng 2, khi có quyết định
mới, các doanh nghiệp đã thu tiền nhà ở với các mức khác nhau, một số doanh nghiệp
trừ cả tiền chuyên chở lao động đi làm và về, việc trừ này được các doanh nghiệp
thực hiện rất tùy tiện, với các mức khác nhau, nên gây nhiều bức xúc cho người lao
động.

• Các khoản trợ cấp như trợ cấp chuyên cần, trợ cấp ăn, trợ cấp làm ca…

Đều bị cắt khi thực hiện trả mức lương tối thiểu mới.

•Thời gian làm thêm: Không có hoặc rất ít.

Một số doanh nghiệp thực hiện trả mức lương học nghề (70% lương tối thiểu) đối với
số lao động sang sau 01/7/2012

Thu nhập của người lao động sau khi được trả theo mức lương tối thiểu mới tăng
không nhiều (khoảng 5-10%), do không có thời gian làm thêm và các khoản phụ cấp, một
số doanh nghiệp thu nhập của người lao động còn thấp hơn khi thực hiện lương cũ, nhất
là đối với số chỉ được trả 70% lương tối thiểu.

Qua hơn hai tháng thực hiện trả lương tối thiểu, nảy sinh nhiều bức xúc của người
lao động do quyền lợi không được như trước và việc không được thực hiện thống nhất
giữa các doanh nghiệp. Đây cũng là các vấn đề chung đối với lao động nước ngoài tại
Malaysia, nên đã có những phản đối tiêu cực như ở một vài nhà máy đình công, lãn công
hoặc không yên tâm làm việc.

3. Việc xử lý của các cơ quan hữu trách

Theo thống kê sơ bộ, Hội đồng tư vấn Tiền lương quốc gia nhận được khoảng
4000 đơn từ các doanh nghiệp xin hoãn thời hạn áp dụng mức lương tối thiểu mới.
Trong đó, 635 doanh nghiệp được chấp thuận, số còn lại khoảng 3400 bị từ
chối. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tiếp tục gửi hồ sơ đến
Hội đồng này (dự đoán có khoảng 600 đến 1000 doanh nghiệp).

Danh sách các công ty, nhà máy được chấp thuận cho lùi thời hạn áp dụng
mức lương tối thiểu mới được công bố trên Website của Bộ nguồn nhân lực
www.mohr.go.my. Thời hạn áp dụng mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp xin
lùi thời hạn không giống nhau.

Do những tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện một số doanh
nghiệp của Malaysia cũng đang gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là đối với
với các doanh nghiệp lớn, gồm nhiều công ty con, nhiều chi nhánh. Do đó, để tạo
điều kiện cho các doanh nhiệp ổn định sản xuất, Chính phủ Malaysia cho
phép các công ty này lùi thời hạn thực hiện mức lương tồi thiểu mới đối với người lao động nước ngoài đến hết ngày 31/12/2013. Với lao động bản địa, mức lương
tối thiểu mới vẫn được áp dụng từ ngày 01/01/2013.

Do các khoản khấu trừ từ tiền lương doanh nghiệp thực hiện khác nhau, gây bức
xúc cho người lao động, Ban QLLĐ Việt Nam đó kiến nghị lên Bộ nguồn nhân lực và
được Tổng thư ký Bộ này đó thông báo như sau:

- Các doanh nghiệp đã thực hiện mức lương tối thiểu được khấu trừ khoản
thuế Levy và chi phí nhà ở từ tiền lương của người lao động, không phân biệt
thời gian đã làm việc tại nhà máy. Mức thuế Levy được khấu trừ là 105RM/tháng
(đối với lao động khu vực sản xuất) và chi phí nhà ở cho người lao động được
khấu trừ không quá 50RM/tháng. Doanh nghiệp muốn khấu trừ chi phí nhà ở
cho người lao động cao hơn mức trên phải gửi đơn đến cơ quan lao động để
xem xét. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không được khấu trừ phụ cấp tiền ăn,
phụ cấp đi lại, vận chuyển, vỡ các phụ cấp này đảm bảo sức khoẻ phục vụ sản
xuất của người lao động. Các phụ cấp khác như: phụ cấp chuyên cần, phụ cấp
tăng ca … do người lao động và chủ sử dụng tự thoả thuận.

- Các doanh nghiệp đang trả 70% lương tối thiểu, thời gian áp dụng không quá 6
tháng đối với lao động nước ngoài sang sau 01/01/2013

- Các công ty outsourcing thuộc diện các doanh nghiệp không được lùi thời
gian áp dụng mức lương tối thiểu mới.

4. Tình hình cung ứng lao động từ sau ngày 01/01/2013

Do chính sách tiền lương tối thiểu từ 01/01/2013 đã đem đến nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, nên các đơn hàng có mức lương cơ bản tối
thiểu 900RM/tháng rất ít và nhiều đơn hàng trong số này không có các khoản phụ cấp,
không có giờ làm thêm. Các công ty môi giới cũng tạm thời không khai thác đơn hàng
trong quý I - 2013, Ban QLLĐ mới thẩm định 42 hợp đồng với tổng số lao động 1.134
người (về ngành nghề: 798 SXCT, 02 dịch vụ, 50 nông nghiệp, thuỷ sản, 280 xây dựng
và 04 GVGĐ)

5. Kiến nghị

Chính sách tiền lương mới đã có hiệu lực 3 tháng, tuy nhiên còn nhiều doanh
nghiệp chưa thực hiện do khó khăn về kinh tế và đã được sự chấp thuận của Chính phủ
Malaysia cho lùi thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó Chính phủ (hội đồng tư vấn tiền lương
quốc gia) vẫn tiếp tục nhận đơn xin gia hạn của các doanh nghiệp đến 30/6/2013 để xem
xét gia hạn thời gian thực hiện.

Đến 30/6/2013 cũng là thời điểm Chính phủ mới đã hình thành, nên việc thay đổi
chính sách tiền lương vẫn có thể xảy ra. Dự báo, đến nửa cuối năm 2013 thị trường lao
động tại Malaysia mới ổn định trở lại.

Để khắc phục tình trạng khó khăn về thị trường hiện nay đề nghị các doanh nghiệp
quan tâm sát sao một số nội dung sau:

1. Đối với lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện trả theo
mức lương tối thiểu 900RM/tháng:

Cần theo dõi việc thực hiện trả lương trong thời gian lao động thử việc của các
doanh nghiệp Malaysia đối với lao động ta có đúng với quy định của Malaysia không,
đàm phán với đối tác không áp dụng trừ tiền thuế levy và tiền nhà ở ít nhất trong 6 tháng
thử việc hoặc chỉ trừ thuế levy khi người lao động gia hạn giấy phép lao động cho năm
tiếp theo. Nếu trừ tiền thuế levy và tiền nhà ở trong thời gian này thì lương của lao động
sẽ thấp hơn mức lương tối thiểu cũ 21RM/ngày.

Có thể đàm phán với chủ không trừ tiền nhà ở.

2. Đối với lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp Malaysia được gia hạn thời
gian thực hiện mức lương tối thiểu đến 12/2013:

Các doanh nghiệp phải chủ động làm việc với các đối tác để đảm bảo việc làm, thu
nhập và các điều kiện như cũ, thông tin đầy đủ đến người lao động để ổn định tư tưởng,
tránh có những phản ứng tiêu cực, vi phạm pháp luật Malaysia.

Đối với các hợp đồng mới, để đảm bảo vừa có tính cạnh tranh, vừa đảm bảo quyền
lợi cho người lao động và tiếp cận mức lương tối thiểu vào cuối năm 2013, đề nghị các
doanh nghiệp đàm phán và chỉ ký kết các hợp đồng có mức lương cơ bản 700RM/tháng,
mức thu nhập tối thiểu 900RM/tháng.

Nên lượng sức mình với xuất khẩu lao động Việt Nam

Mặc dù 6 tháng đầu năm, cả nước đã đưa 40.000 lao động ra nước ngoài làm việc, đạt gần 50% chỉ tiêu năm 2013, nhưng tình hình xuất khẩu lao động vẫn đang rất khó khăn.
 Làm cách nào để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH).
Liên tục 2 - 3 năm nay, hoạt động xuất khẩu lao động của chúng ta đều gặp khó khăn, vì sao ?

>>  Trong cả hai năm 2011 và 2012, lượng lao động xuất khẩu đều không đạt chỉ tiêu đề ra. Có rất nhiều khó khăn cùng xuất hiện, gây cản trở mục tiêu xuất khẩu lao động, nhưng trong đó nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới khó khăn, nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới mà các doanh nghiệp của chúng ta vừa khai thác được thì lại xảy ra biến động về chính trị. Song cũng phải kể tới một nguyên nhân chủ quan, làm hạn chế đáng kể chỉ tiêu xuất khẩu lao động của chúng ta, là tình trạng lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng khi ra nước ngoài làm việc, mãn hạn nhưng không chịu về, ở lại lao động trái phép…

Nen-luong-suc-minh-voi-xuat-khau-lao-dong-viet-nam

-Chúng ta có cần phải đẩy mạnh thêm chỉ tiêu xuất khẩu lao động ra các nước nữa không?
Mục tiêu của chúng ta trong những năm tới vẫn phải đảm bảo xuất khẩu được nhiều lao động, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu và quy định, pháp luật của nước tiếp nhận chứ không thể “xuất” ồ ạt như thời gian qua.

- Nhu cầu của các thị trường có còn lớn như trước đây nữa không?
Hiện nay đang có tới gần 300 thị trường có nhu cầu tuyển lao động mà chúng ta có thể đưa lao động tới. Thực ra, nhu cầu về lao động của các thị trường gồm cả mới khai thác và cũ vẫn còn rất cao, nhưng khổ nỗi việc đi đâu thì còn phụ thuộc nhu cầu của người lao động chứ doanh nghiệp không thể can thiệp, bắt buộc được. Và nhiều năm nay, các lao động của chúng ta thường chỉ thích đi những nơi có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản..
Do tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, làm việc chui tại Hàn Quốc vẫn còn khá cao nên thị trường này đã bị đóng. Hiện chúng ta vẫn đang còn hơn 10.000 hồ sơ lao động đã thi tiếng Hàn còn “treo”.

Nhu cầu các nước vẫn còn rất nhiều. Vậy tại sao chúng ta không hướng lao động sang các nước đó?
Đó là cái khó mà chúng tôi đang trăn trở. Như tôi đã nói, lựa chọn thị trường lao động là quyền của người lao động, mà các lao động của ta lại thường chỉ thích vào những thị trường cho thu nhập cao như Hàn Quốc và Nhật Bản, còn các thị trường kém hơn thì chẳng mấy ai hào hứng.
Không nói những thị trường mới, ngay trong nhóm thị trường truyền thống, ở gần chúng ta thì thực tế Malaysia là thị trường rất phù hợp cho lao động Việt Nam, nhưng các lao động lại chẳng mặn mà vì cho rằng mức thu nhập ở đây kém hơn Hàn Quốc.

- Thời gian qua, nhiều người lao động cũng đã xin đi làm việc tại Angola là một trong những thị trường mới. Vậy trong bối cảnh xuất khẩu lao động khó khăn hiện nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước có ủng hộ không?
Hiện nay dòng chảy lao động tự do sang Angola mà chúng tôi theo dõi cho thấy có rất nhiều, chủ yếu là các tỉnh ở Bắc miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa... Người lao động cho biết bước đầu có thu nhập cao hơn ở trong nước. Điều đó cho thấy, đây cũng là một thị trường tiềm năng. Song để chắc chắn và đảm bảo bền vững cho lao động, sắp tới Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì một đoàn công tác sang Angola làm việc, xem xét đưa việc xuất khẩu lao động sang Angola vào một quỹ đạo chung để quản lý, từ đó sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Angola.

- Tại sao tiềm năng của Angola như vậy mà cơ quan quản lý nhà nước không chủ động làm việc, tìm thị trường cho lao động cũng như doanh nghiệp?
Bởi vì trước đây chúng ta chưa thể khẳng định được môi trường làm việc ở đây có an toàn không. Vì ở Angola có giấy phép nhập khẩu lao động của một doanh nghiệp, sau đó một số cá nhân của ta mượn giấy phép của họ về tuyển lao động, nhưng lại không đưa sang làm việc cho doanh nghiệp đó mà làm cho đối tác khác, như vậy là mất an toàn nên không thể xem xét được. Chưa kể, các doanh nghiệp còn lợi dụng hộ chiếu du lịch để đưa lao động đi làm việc chui… Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu lao động vào Angola, hiện Chính phủ đang nỗ lực đàm phán với nước họ để tiến tới ký kết bản ghi nhớ giữa hai chính phủ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của lao động. Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã cho phép 2 doanh nghiệp thử nghiệm đưa lao động sang Angola, tuy nhiên hiện vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị.

- Cách nào để giúp lao động tránh được cảnh đổ xô vào một thị trường như Hàn Quốc hiện nay?
Giải pháp là các chính quyền địa phương, bộ ngành và cả phụ huynh phải có giáo dục định hướng cho các em có lựa chọn phù hợp về thị trường lao động để xác định đi nước nào, không nên đổ xô vào một thị trường, đặc biệt là những nơi đòi hỏi kỹ năng cao, trong khi sức mình thì không đủ đáp ứng. Theo tôi, Malaysia là một thị trường nên lựa chọn.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chủ động đầu tư đào tạo, nâng cao chất lượng lao động để cạnh tranh vì xu hướng trong tương lai không phải lao động giá rẻ, lao động phổ thông là lợi thế nữa. Nếu chúng ta chỉ đưa ra loạt lao động không có chất lượng thì rồi sẽ chẳng thị trường nào nhận nữa. Chất lượng ở đây là sức khỏe, ngoại ngữ, kỹ năng nghề và đặc biệt là tác phong công nghiệp, hiểu biết về văn hóa nước sở tại…
Để tránh bị lừa, có được các thông tin minh bạch và chính xác, người lao động có thể tìm về các sở LĐTB-XH, cơ quan phụ trách hoạt động xuất khẩu lao động của địa phương, hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để được tư vấn.

Xuất khẩu lao động Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013

Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam , 5 tháng đầu năm 2013 có 32.226 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tương đương với số liệu cùng kỳ năm 2012. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 6.312 lao động, giảm 9,62% so với tháng 04 liền kề.
Tổng quan thị trường tiếp nhận lao động phân theo khu vực cho thấy

xuat-khau-lao-dong-viet-nam

1. Khu vực Đông Bắc Á :

Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 20.903 người ( 64,86% tổng số đưa đi), giảm 2,65% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Lao động đi làm việc tại Đài Loan chiếm 72, 27%.Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 3.021 người. Riêng tháng 5,  Đài Loan tiếp nhận 3.269 người giảm 4,58% so với tháng 4 liền kề.

Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 3.704 người. Bình quân mỗi tháng đi được 740 người.

Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1.429 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 286 người. Quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam giảm 75,12% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân cơ bản do một bộ phận lớn lao động hết hạn hợp đồng đã ở lại khộng về nước như cam kết nên phía bạn đã tạm dừng việc tiếp nhận lao động . Số lao động mới đưa đi chủ yếu là số lao động hết hạn hợp đồng trở về và chủ sử dụng lao động cũ có nhu cầu tiếp nhận họ.

Lao động đi làm việc tại Macao: 664 người, bình quân mỗi tháng Macao tiếp nhận 133 người, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 05, Macao tiếp nhận 165 người.

 2. Khu vực Đông Nam Á:

Có 8.853 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 27,47% tống số lao động đưa đi, tăng 6,89% quy mô lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 2.624 người; Cămpuchia 2.284 người; và Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 3.850 người, chiếm 43,49% số lao động đưa đi trong khu vực và tăng 22,49% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 1.770 lao động. Đáng lưu ý, thị trường Singapor đã tiếp nhận 77 lao động, tăng gấp 5,13 lần so với 5 tháng cùng kỳ năm 2012.

3. Các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi:

Thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 955 lao động, chiếm 2, 96% tổng số lao động đưa đi, giảm 24, 33% so với cùng kỳ năm trước.Trong 5 tháng các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho hai thị trường có số lượng đáng kể, đó là UAE với 508 người và Ả - Rập Xê-Út 430 người, chiếm 52,18% quy mô lao động đưa đi tại thị trường này so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 962 người , chiếm 2,98% tổng số lao động đưa đi, tăng 1,55 lần so với 5 tháng cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thị trường Libya tiếp nhận trở lại lao động VN được 962 người và trong tháng 5 là 57 người. Hiện thị trường này cũng đang có khó khăn nhất định bởi nền kinh tế Lybia chậm phục hồi.

 4. Các khu vực khác:

Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 533 người, chiếm 1,73% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Cộng hòa Síp tiếp nhận 110 người, chỉ chiếm 14,28%  quy mô lao động cung ứng vào thị trường này cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý trong việc xúc tiến đưa lao động vào thị trường mới có  thị trường  Suriname 94 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Số liệu thống kê cũng cho biết lao động nữ đưa đi là 11.549 người, chiếm 35,84% tổng số lao động đưa đi.

Nếu trong 5 tháng đầu năm 2013 có 23 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 12 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 100 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macao, Malaysia, Lào, Campuchia, UAE, Ả Rập Xê Út, LB Nga và Cộng hòa Síp. Riêng trong tháng 5 chỉ có 14 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam .

Tóm lại trong 5 tháng đầu năm 2013, các thị trường tiếp nhận lớn lao động xuất khẩu Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Xu hướng trong các tháng tới, các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN , trong đó thị trường Đài Loan có nhu cầu tiếp nhận lớn lao động lớn trong lĩnh vực điện tử .Đây là cơ hội tốt để gia tăng quy mô lao động khi không ít các thị trường tiếp nhận đang gặp khó khăn.

92% Xuất khẩu lao động nông thôn chưa được đào tạo

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực về xuất khẩu lao động khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

Cụ thể, có trên 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động (LĐ), đứng thứ ba ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất khẩu lao động, cũng là yếu tố thuận lợi cho việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

xuat-khau-lao-dong

Tuy nhiên, trong tổng số 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động, có đến 86,7% dân số trong độ tuổi LĐ chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người LĐ có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%.

Số liệu thống kê cho thấy, số lượng lao động tham gia đi xuất khẩu lao động của các tỉnh, TP khu vực miền Bắc và miền Trung chiếm 95%, số LĐ này chủ yếu sống ở nông thôn, trung du và miền núi. Đây là lực lượng LĐ “bốn không” - không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và không có tiềm lực kinh tế.
Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có nghề trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của đối tác nước ngoài.

Vụ lao động Saudi Arabia kêu cứu: Giải quyết dứt điểm bảo vệ quyền lợi NLĐ!

Vừa qua Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu từ anh Phạm Văn Trường là chồng của chị Nguyễn Thị Thuy đang làm việc có thời hạn tại Saudi Arabia. Theo đơn, chị Thuy đi xuất khẩu lao động đã 10 tháng nhưng đến nay mới nhận được 1/3 số lương, mỗi ngày chỉ được ngủ 4 - 5 giờ, bị xâm phạm đến thân thể và tính mạng.

Vu-lao-dong-Saudi Arabia-keu-cuu-giai-quyet-dut-diem-bao-ve-quyen-loi-NLĐ!

Theo đơn kêu cứu của anh Phạm Văn Trường trú tại An Thái, Phú Thái, Kim Thành (Hải Dương) thì tháng 9.2012 vợ anh là Nguyễn Thị Thuy, ký hợp đồng với Cty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Tranconsin) đi xuất khẩu lao động làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia.

Tại hợp đồng ký kết giữa hai bên thể hiện rõ: người lao động làm việc cho chủ LĐ tại Vương quốc Saudi Arabia với tư cách là người giúp việc gia đình với mức lương hàng tháng là 1.100SR (nhận lương vào cuối tháng). Riêng trong thời gian thử việc 3 tháng, người lao động sẽ được nhận lương sau khi hết thời gian thử việc; NLĐ phải được nghỉ ít nhất 8 giờ/ngày và được nghỉ phép 15 ngày/năm; chủ LĐ phải hỗ trợ NLĐ gửi thư hoặc nhận thư từ phía gia đình và gửi tiền lương về cho phía gia đình của họ và cho phép người lao động gọi điện thoại về mỗi tháng 1 lần...

Nhưng trên thực tế Cty Tranconsin và chủ sử dụng LĐ đã không thực hiện đúng các điều khoản được ký kết. Cụ thể, đến nay chị Thuy đã làm việc tại Saudi Arabia được 10 tháng nhưng gia đình mới nhận được 14.000.000đ (hơn 2 tháng lương), nếu theo đúng hợp đồng thì đến nay gia đình chị Thuy phải nhận được số tiền 60.000.000đ. Trong khi đó từ khi sang Saudi Arabia đến nay, chị Thuy mới được phép điện thoại về nhà 3 lần, qua các cuộc nói chuyện, chị Thuy cho biết đã bị chủ sử dụng đối xử tệ bạc, mỗi ngày chỉ được nghỉ 4-5 tiếng, thậm chí có ngày phải làm thông đêm. Đặc biệt, chị còn bị chủ sử dụng LĐ xâm phạm thân thể và tính mạng.

Gia đình đã làm đơn kêu cứu Cục QLLĐNN  (Bộ LĐTBXH) và Cty Tranconsin, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Hiện gia đình rất mong các cơ quan chức năng cứu giúp chị Thuy.  

Chiều 25.7 trao đổi với ông Phạm Đức An - GĐ Cty Tranconsin, ông cho biết: Để đảm bảo quyền lợi của NLĐ, Cty đã có buổi làm việc với gia đình chị Thuy và đã đi đến thống nhất đảm bảo người lao động sớm về nước an toàn, phía Cty tạm ứng cho gia đình 20.000.000đ. “Hiện Tranconsin đã cử cán bộ sang Saudi Arabia để giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh và phối hợp với các bên của Saudi Arabia để đưa người lao động về nước trong tháng 8.2013, nếu có vướng mắc thì cũng không quá ngày 30.9.2013” - ông Phạm Đức An nhấn mạnh.

Công khai doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị rút phép

Các thông tin về tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ), bị xử phạt, đình chỉ hoạt động, bị rút giấy phép sẽ được cập nhật công khai để người lao động nắm rõ.

Công khai cơ sở dữ liệu về lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ góp phần làm tốt việc quản lý hoạt động xuất khẩu lao động, giảm thiểu rủi ro cho người lao động.Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết những  thị trường lao động có mức lương cao, danh sách hợp đồng cung ứng lao động được cấp phép, nhu cầu tuyển dụng của các công ty… sẽ có trên Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

cong-khai-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-bi-rut-phep

Đặc biệt, lao động sẽ được cung cấp thông tin minh bạch về tình hình thẩm định và đăng ký hợp đồng, các hợp đồng được chấp thuận và không được chấp thuận để giảm thiểu tình trạng lừa đảo.
Các thông tin về tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực, bị xử phạt, bị đình chỉ hoạt động, bị rút giấy phép cũng sẽ được cập nhật.
Ông Quỳnh khẳng định, những đổi mới trong việc xây dựng cổng thông tin điện tử nhằm thực hiện minh bạch các thông tin. Điều này sẽ giúp nâng cao trách nhiệp của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thay đổi nhận thức tự bảo vệ bản thân của người lao động và phòng tránh nạn cò mồi lừa đảo do người lao động thiếu thông tin.
Được biết, từ nay đến hết năm 2014 Cục sẽ tập trung xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, các công ty xuất khẩu lao động sẽ phải cung cấp hợp đồng cung ứng lao động, hồ sơ của lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện liên tục theo báo cáo của các doanh nghiệp.

Thông báo kỳ kiểm tra tiếng hàn lần thứ 8 (quý III/2013) dành cho người lao động hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng hạn

Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA), kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK đặc biệt cho những người lao động hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc sẽ được tiến hành như sau:
 
Tất cả những người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là EPS) sẽ phải tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) thực hiện theo sự ủy quyền của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và chỉ những người đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn này mới được phép làm hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
1.  Kế hoạch kiểm tra (dự kiến)
Thời gian đăng ký : Từ ngày 05/8 đến ngày 07/8/2013
 
Thời gian thông báo ngày kiểm tra : 19/8/2013
Thời gian kiểm tra : Bắt đầu từ ngày 26/8/2013
Thời gian thông báo kết quả kiểm tra : 25/9/2013
Độ tuổi yêu cầu : Những người lao động có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 06/8/1973 đến ngày 05/8/1995

○ Ca 1 (40 người)
- Thời gian hướng dẫn: Từ 08h30 đến 9h30  Thời gian kiểm tra: Từ 9h30 đến 10h40
* Những người tham dự kiểm tra ca 1 phải có mặt tại địa điểm kiểm tra trước 08h00.
○ Ca 2 (40 người)
- Thời gian hướng dẫn: Từ 10h50 đến 11h50     Thời gian kiểm tra: Từ 11h50 đến 13h00
* Những người tham dự kiểm tra ca 2 phải có mặt tại địa điểm kiểm tra trước 10h50.

2. Ngành nghề: Sản xuất chế tạo, Nông nghiệp, Xây dựng, Ngư nghiệp, Dịch vụ
○ Nếu ứng viên muốn đăng ký kiểm tra và làm việc cho chủ sử dụng lao động trước khi về nước nơi ứng viên đó từng làm việc (từ 01 năm trở lên), ứng viên nên lựa chọn ngành nghề cũ.

3. Số lượng người đạt yêu cầu (dự kiến): sẽ được thông báo sau
○ Việc lựa chọn người đạt yêu cầu theo từng ngành sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lấy từ người có điểm cao nhất trở xuống trong số các ứng viên có điểm từ 80 đến 200 điểm đã đăng ký dự tuyển trong ngành tương ứng.

4. Địa điểm kiểm tra và ngày thông báo
○ Địa điểm kiểm tra: Phòng kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước, trong khuôn viên Trường Đào tạo Lao động xuất khẩu, địa chỉ: thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội điện thoại: 043 8186302 (cách cầu Thăng Long khoảng 5 km về hướng Sân bay Nội Bài)
○ Hình thức thông báo:
- Trang web EPS-TOPIK (www.epstopik.hrdkorea.or.kr )
- Trang web của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.ttldnnvietnam.gov.vn)
 
5. Điều kiện tham dự kiểm tra  
○ Những người lao động đã được tái tuyển dụng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước thời điểm hết hạn được phép cư trú tại Hàn Quốc (thời điểm về nước: từ ngày 01/01/2010 trở lại đây).
o Có tuổi từ 18 đến hết 39
* Có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 06/8/1973 đến ngày 05/8/1995.
○ Chưa có tiền án
○ Chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc
○ Không bị cấm xuất cảnh  
 
6. Quy trình đăng ký
○ Thời gian: từ ngày 05/8 đến ngày 07/8/2013 (trong 3 ngày)  
○ Địa điểm đăng ký:
-       Tại Hà Nội: Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước, trong khuôn viên Trường Đào tạo Lao động xuất khẩu, địa chỉ: thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội điện thoại: 043 8186302 (cách cầu Thăng Long khoảng 5 km về hướng Sân bay Nội Bài)
-       Tại Nghệ An: Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (đường Hồ Tông Thốc, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).
-       Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở đại diện Văn phòng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (số 45 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).
○ Phương thức tiếp nhận: Người lao động trực tiếp đăng ký (kê khai vào Đơn đăng ký và nộp tại địa điểm đăng ký).
○ Các giấy tờ cần phải mang theo khi đăng ký tham dự kiểm tra:
- Đơn đăng ký (Phát miễn phí ở nơi đăng ký, chỉ phát cho người dự tuyển đã nộp lệ phí kiểm tra)
※ Đơn đăng ký được đánh số báo danh, mỗi người đăng ký được phát 01 (một) tờ Đơn đăng ký để kê khai. Nếu có sai sót trong quá trình kê khai thì sử dụng bút xóa để sửa lại.
- Bản sao Chứng minh thư người nước ngoài tại Hàn Quốc (nếu không có thì người lao động phải nhớ được số Chứng minh thư người nước ngoài của mình).
 
- Bản sao hộ chiếu  
※ Bản sao hộ chiếu phải được nộp cùng đơn đăng ký dự tuyển  
- Hộ chiếu: Người lao động phải mang theo hộ chiếu khi đăng ký tham dự kiểm tra, trường hợp người lao động sau khi về nước làm lại hộ chiếu mới thì khi đi đăng ký, người lao động phải mang cả hộ chiếu mới và hộ chiếu khi về nước. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thu hộ chiếu của người lao động và sẽ trả lại cho người lao động khi đến tham dự kiểm tra.
- 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm (mới chụp trong vòng 6 tháng)
○Lệ phí kiểm tra: Với số tiền Việt tương đương 24 USD, sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước công bố trước thời gian nộp đơn.
           ※ Những thí sinh đã đăng ký nhưng hủy bỏ đăng ký trong thời gian đăng ký vì những lý do bất khả kháng sẽ được hoàn lại lệ phí. Tuy nhiên, sau khi đã hủy bỏ đăng ký, thí sinh đó sẽ không được phép đăng ký lại.
                ※ Việc đăng ký sẽ được thực hiện theo trình tự tiếp nhận đơn, và nếu số lượng ứng viên đăng ký lớn, sẽ tổ chức các đợt kiểm tra bổ sung. Ngày kiểm tra bổ sung sẽ được thông báo trước cho thí sinh.

7. Thông tin chung về kỳ kiểm tra
○ Cấu trúc bài kiểm tra
- Câu hỏi trắc nghiệm.
- Thời gian kiểm tra sẽ liên tục, không có thời gian nghỉ giữa phần nghe hiểu và đọc hiểu.
○ Giấy tờ cần thiết phải mang theo khi tham dự kiểm tra
- Thẻ dự kiểm tra
- Giấy CMND
                ※ Yêu cầu tất cả các thí sinh tham dự kiểm tra phải mang theo Giấy CMND.
                ※ Nếu không mang theo Giấy CMND sẽ không được tham dự kiểm tra.

8. Thông báo kết quả kiểm tra
○ Ngày thông báo: 25/9/2013
○ Hình thức thông báo:
-       Trang web của Trung tâm Lao động ngoài nước (http://www.ttldnnvietnam.gov.vn)
-       Trang web của Chương trình EPS (http://www.eps.go.kr)
-       Trang web EPS-TOPIK (http://epstopik.hrdkorea.or.kr)
 ○ Thời hạn hiệu lực của kết quả kiểm tra là 2 năm, tính từ ngày thông báo kết quả.

9. Các thông tin khác
○ Nếu thí sinh không phải là lao động đã được tái tuyển dụng, về nước đúng thời hạn, hoặc về nước trước khi hết hạn hợp đồng lao động thì kết quả kiểm tra của thí sinh đó sẽ được coi là không hợp lệ.
○ Những thí sinh đạt yêu cầu về tiếng Hàn sẽ được rút ngắn các thủ tục tái nhập cảnh, được đăng ký và bố trí việc làm nhanh hơn.
○ Thí sinh không được sử dụng điện thoại di động, cassette, PDA, máy nghe nhạc MP3, kim từ điểm và các thiết bị điện tử khác để quay cóp trong quá trình làm bài.
○ Những thí sinh có hành vi gian lận trong quá trình làm bài sẽ bị hủy bài kiểm tra và bị cấm tham dự kiểm tra trong thời gian 2 năm.
○ Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc của người lao động sẽ bị từ chối đối với các trường hợp có sự khác biệt về các thông tin cá nhân (họ tên và ngày tháng năm sinh) giữa Giấy CMND/hộ chiếu và Đơn đăng ký tham dự kiểm tra tiếng Hàn mặc dù có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
○ Để cải thiện trình độ tiếng Hàn, tất cả các câu hỏi sẽ được lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi đã được công bố dựa trên “sách giáo khoa chuẩn của Chương trình EPS-TOPIK”
◈ Việc thí sinh (người lao động) đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn chỉ đủ điều kiện để làm hồ sơ đăng ký dự tuyển; không đảm bảo chắc chắn sẽ được lựa chọn ký hợp đồng để đi làm việc tại Hàn Quốc.
◈ Ngoài ra, những người bị cấm làm việc tại Hàn Quốc, không đạt yêu cầu về sức khỏe, hoặc đã từng vi phạm pháp luật Hàn Quốc sẽ không được đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
 
◈ Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Chỉ những người lao động đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Trung tâm Lao động ngoài nước mới có thể được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển dụng.
◈ Mỗi ứng viên phải nộp chi phí với số tiền Việt Nam tương đương 24USD để tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt EPS-TOPIK và khoản tiền theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã được công bố công khai để Trung tâm Lao động ngoài nước chi phí làm các thủ tục cho người lao động. Ngoài Trung tâm Lao động ngoài nước, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép tham gia vào các quy trình phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Vì vậy, người lao động cần lưu ý và tự bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo của các đối tượng cò mồi.

Giao diện cổng thông tin mới cho người lao động

Cục quản lý lao động ngoài nước ra mắt giao diện cổng thông tin mới, nhằm công khai minh bạch tới người lao động

Sáng 24.7, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) ra mắt giao diện mới Cổng thông tin điện tử của Cục. Theo đó, khi truy cập vào vào website: dolab.gov.vn, lao động Việt Nam (LĐVN) trong và ngoài nước sẽ nắm được hệ thống cơ sở dữ liệu về lao động việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các thông tin công khai, minh bạch về: Thị trường lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chế độ, hợp đồng, tuyển chọn- đào tạo, các dự án đang triển khai…

Cong-thong-tin-moi-cho-nguoi-lao-dong

Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu về: Thủ tục hành chính quy định trong hoạt động xuất khẩu lao động; các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo điều hành; tin tức, sự kiện về hoạt động và kết quả hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trang web cũng sẽ thông tin minh bạch về tình hình thẩm định và đăng ký hợp đồng: Các hợp đồng được chấp thuận và không được chấp thuận để giảm thiểu tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động; đồng thời cập nhật thông tin về tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt, bị đình chỉ hoạt động, bị rút giấy phép.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh – Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Thông tin chung về các thị trường lao động ngoài nước, chính sách mới đối với lao động nước ngoài, điều kiện làm việc, tiền lương tham khảo, văn hóa, phong tục tập quán, chính sách lao động, địa chỉ liên hệ của cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước đó… cũng sẽ được cập nhật thường xuyên để người lao động nắm được. Bên cạnh đó còn có các thông tin về tuyển chọn, đào tạo của các chương trình hợp tác lao động được triển khai ở cấp quốc gia; hình ảnh, clip liên quan đến lĩnh vực; các trang thông tin điện tử của các Bộ, ban ngành liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động… Đặc biệt, thông qua Cổng thông tin, Cục sẽ tăng cường trao đổi thông tin và tư vấn đối với các trường hợp cụ thể thông qua mục Hỏi đáp trực tuyến về lĩnh vực.

Về hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật lên Cổng thông tin dolab.gov.vn, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, sẽ được lấy từ: Cục Quản lý lao động ngoài nước; các doanh nghiệp dịch vụ; Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố;Trung tâm Lao động ngoài nước; Các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài... Thông qua Cổng thông tin mới với giao diện mới thân thiện hơn với người LĐ, Cục Quản lý lao động ngoài nước hy vọng sẽ công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động nhằm giảm thiểu tình trạng người lao động bị lừa đảo vì đói thông tin.

Công bố kết quả nghiên cứu về "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc người lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không về nước, ở lại và làm việc không có giấy tờ hợp pháp"

Kết quả nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc người lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không về nước, ở lại và làm việc không có giấy tờ hợp pháp” vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chính thức công bố ngày 16/7/2013, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Nguyễn Thanh Hòa chủ trì buổi hội thảo.

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 11/2012 – 5/2013, khảo sát 243 người lao động (trong đó có 100 Lao động hợp pháp đang làm việc ở Hàn Quốc, 98 lao động hợp pháp đã về nước và 45 lao động không có giấy tờ hợp pháp đã về nước). Đây là một trong những hoạt động, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phân tích tình hình và tìm kiếm những biện pháp thích hợp để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng người lao động (NLĐ) Việt Nam ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc. Nghiên cứu này do Tổ chức Lao động Quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, qua 9 năm hợp tác (từ tháng 6/2004), khi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam ký bản ghi nhớ với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc về việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS), đến nay, Việt Nam đã đưa được trên 63.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc. Người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc có thu nhập cao hơn trong nước, vì vậy đời sống của một số bộ phận người lao động và gia đình họ được cải thiện. Đối với Hàn Quốc, chương trình đã góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp cho sự phát triển kinh tế Hàn Quốc. Đồng thời, thông qua chương trình đã tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Tuy nhiên, có một vấn đề đang nổi lên cần cả hai bên phải nghiên cứu giải quyết là tình trạng nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

thu-truong-bo-lao-dong-TBXH Nguyen-Thanh-Hoa-phat-bieu-khai-mac-hoi-thao
Thứ trưởng Bộ Lao động-TBXH Nguyễn Thanh Hòa phát biểu khai mạc hội thảo.

TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho biết: Kết quả nghiên cứu và phỏng vấn sâu các đối tác Việt Nam và Hàn Quốc đã chỉ ra rằng có 4 nhóm nhân tố chính đã ảnh hưởng đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc.

Ba-Nguyen-Thi-Lan-Huong-Vien truong-vien-khoa-hoc-Lao-dong-va-xa-hoi
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

Trước hết là, nhận thức và ý thức của nhiều người lao động Việt Nam rất hạn chế. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhất đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp.
Xuất phát từ động cơ kinh tế, hầu hết người lao động có mong muốn tiếp tục được làm việc ở Hàn Quốc sau khi kết thúc hợp đồng để có thêm thu nhập. Mặc dù đã có thời gian 4 năm 10 tháng hoặc 6 năm làm việc hợp pháp, số tiền mà mỗi người lao động gửi về gia đình là không nhỏ, ước khoảng từ 50 ngàn đến 70 ngàn đôla Mỹ, song do nhận thức và ý thức của nhiều người lao động còn hạn chế nên khi gần hết hợp đồng lao động họ sẵn sàng phá hợp đồng ra ngoài làm việc hay ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng.

Nói chi tiết hơn về vấn đề vấn đề này, bà Nguyễn Lan Hương phân tích: Do chênh lệch thu nhập của việc làm ở Hàn Quốc và việc làm trong nước là rất lớn (từ 7 đến 10 lần, thậm chí còn cao hơn) nên nhiều người lao động vì cái lợi trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chi phí xuất cảnh cao cũng là lực giữ người lao động cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc. Một bộ phận người lao động đã phải chi phí rất cao (từ 80 – 200 triệu/người) cho việc làm thủ tục xuất cảnh, do thiếu hiểu biết nên bị lừa đảo hoặc đã cố tình mất tiền để không phải “vất vả” làm hồ sơ hay không phải “vất vả” học và thi tiếng Hàn. Do đó, ngay từ khi bước chân sang Hàn Quốc họ đã có ý định tìm cách ở lại Hàn Quốc lâu dài hay bỏ ra ngoài tìm kiếm việc làm có thu nhập cao để nhanh bù đắp lại khoản tiền đã chi.
“Ngoài những lý do trên, trình độ lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam thấp, nhiều người chưa tốt nghiệp cấp 3 nên nhận thức pháp luật kém, tính vị kỷ cao nên sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể để bỏ trốn hòng gỡ lại chi phí và kiếm thêm thu nhập”, bà Hương nói thêm.

Nhu cầu sử dụng lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc cũng là nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động Việt Nam ở lại. Quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc còn quá chặt chẽ và mất nhiều thời gian, tốn kém hơn so với sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp. Trong khi xử phạt về tài chính còn nhẹ, xử lý về hành chính còn chưa kiên quyết đối với chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều chủ sử dụng lao động Hàn Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp, tạo điều kiện cho tình trạng lao động không có giấy tờ hợp pháp ngày càng ra tăng.

Nhóm nhân tố liên quan đến công tác tuyển dụng và quản lý lao động đi làm việc ở Hàn Quốc cũng là những nguyên nhân khiến lao động ở lại Hàn Quốc, cụ thể là thiếu các ràng buộc pháp lý giữa cơ quan phái cử lao động; công tác quản lý lao động của Việt Nam ở Hàn Quốc còn bất cập. Cùng với đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc chưa đặt ra cụ thể ngay từ đầu nên còn bất cập trong quản lý lao động chuyển việc; sự tham gia của chính quyền địa phương trong quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế. Ngoài ra Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu quản lý, chưa có hệ thống mã số để quản lý lao động nhằm theo dõi quá trình làm việc, chuyển việc ở nước ngoài…
Cuối cùng là nhóm các nhân tố liên quan đến môi trường và thể chế, chính sách và công tác quản lý lao động di cư của Hàn Quốc. Quan trọng nhất vẫn là việc thực thi chế tài xử phạt của Hàn Quốc chưa hiệu quả, chưa có tính chất răn đe đối với cả chủ sử dụng lao động và người lao động không có giấy tờ hợp pháp…

Xuat-khau-lao-dong

Để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng lao động Việt Nam cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phía Việt Nam, cần nâng cao chất lượng lao động đưa đi làm việc ở Hàn Quốc thông qua việc tuyển chọn những người lao động có nhân thân tốt (sau khi đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn). Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng… muốn có hiệu quả thì cần phải thực hiện kiên trì và nghiêm túc trong một thời gian dài, không thể nóng vội một sớm một chiều.

Ngoài ra cần ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa Trung tâm Lao động Ngoài nước và người lao động; xây dựng cơ chế bảo lãnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ký quỹ đối với người lao động khuyến khích người lao động hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn; xử phạt nghiêm những người lao động ở lại quá hạn hợp đồng lao động.
Đồng tình với đề xuất này của nghiên cứu, ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động  cho rằng: “Tôi nói riêng với thị trường Hàn Quốc, chúng ta phải có ký hợp đồng, có người bảo lãnh, bồi thường khi vi phạm. Chúng ta cũng thiếu cơ chế xử phạt. Tôi cho rằng, phải đánh vào kinh tế trước thì từng bước chúng ta mới ngăn được lao động bỏ trốn”.

Về phía Hàn Quốc, bên cạnh việc nghiên cứu những giải pháp cần phải triển khai thì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, kiên quyết xử lý các chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp là những giải pháp kiểm soát hiệu quả nhất để giảm động cơ thuê mướn lao động không có giấy tờ hợp pháp của các chủ sử dụng lao động nước này./.