Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

Người lao động đã phải bỏ ra hàng ngàn đô la để được sang Singapore làm việc. Nhưng sau khi sang tới Singapore, nhiều lao động bị giam giữ ngay tại sân bay, số người còn lại sau một thời gian làm việc mới nhận ra mình bị lừa và phải tìm cách trốn về nước.

Chị Nhan Thị Tho (sinh năm 1985, quê Sóc Trăng) cho biết, vào đầu tháng 5, chị được ông L.M.T, giám đốc công ty TNHH-DV-XNK-Du Lịch-Du Học G.H (có Trụ sở chính tại số 5, đường số 5, phường Bình Trưng Tây, quận 2) làm quen và giới thiệu chương trình đi xuất khẩu lao động sang Singapore 3 tháng.

Chị Tho và hàng chục lao động đã và đang mang cục nợ lớn vì bị lừa xuất khẩu lao động sang Singapore. 

Đầu tháng 6, ông Trí đưa chị Tho từ Sóc Trăng lên TP.HCM làm thủ tục đi Singapore và giới thiệu chị sẽ làm việc trong nhà hàng, khách sạn ở Singapore, tổng chi phí phải nộp là 1.700 USD.
“Thời gian làm việc là 8 tiếng, nhà hàng sẽ bao bữa ăn, chỗ ngủ thì sẽ ở trong KTX. Mức lương hàng tháng là 1.600 SGD (Đô la Singapore), nhưng phải trừ 500 SGD tiền môi giới và chỉ được hưởng 1.100 SGD. Ông Trí cam kết “ Nếu công ty không đưa được người lao động sang làm việc theo đúng hợp đồng đã ký kết mà lao động phải về nước thì phía công ty sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng ban đầu”.
Sau khi nộp tiền, ngày 17/6 chị Tho cùng 5 người khác được đưa sang Singapore như thoả thuận. Ngay sau khi xuống sân bay, họ phải tự tìm tới địa điểm lưu trú bên công ty cho mà không có ai đón như thỏa thuận
Chỗ ở của chị là căn phòng rộng 30m2 với 30 người đến từ nhiều quốc gia đang ở. Chị Tho cho biết “Khi qua tới nơi tôi được giới thiệu làm tại nhà hàng của Nhật, do không biết tiếng Anh nên việc tìm đường và làm việc rất khó. Thay vì làm 8 tiếng như công ty hứa thì chúng tôi phải làm từ 10h sáng tới 11h tối và chỉ được nghỉ 1 tiếng để ăn một bữa cũng như phải đứng suốt thời gian làm việc”

Nhà hàng rất đông khách mà thiêu nhân viên nên ngoài việc phải đứng phục vụ, nhân viên còn phải xuống rửa chén bát... trong khi hợp đồng chỉ là nhân viên phục vụ nhà hàng. Sau 15 ngày làm việc, chị Tho kiệt sức phải nghỉ việc. Khi gọi điện thoại về cho ông Trí yêu cầu giải quyết về việc làm không như trong hợp đồng thì được ông Trí ầm ừ cho qua chuyện.Đầu tháng 7, chị Tho phải vay mượn tiền bạn bè để bỏ trốn về nước.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (sinh năm 1992, ngụ quận 7, TP.HCM) cũng là nạn nhân cùng chuyến bay đó. Chị Nhân cũng bỏ mức phí 1.700 USD và 2,5 triệu tiền vé máy bay, nhưng khi qua tới sân bay Singapore thì bị cảnh sát cửa khẩu bắt giữ 2 ngày 1 đêm và buộc đóng khoản tiền 1.200 SGD và buộc chị phải về nước.
Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

 Mới học hết lớp 12 tại Sóc Trăng, nhưng trong giấy xuất cảnh lại ghi chị Tho đã tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp TP.HCM.
 Theo tìm hiểu, tất cả những lao động mà công ty giới thiệu qua đều không được phỏng vấn bằng tiếng Anh, hợp đồng chỉ là một tờ giấy viết tay và một tờ giấy thông hành giới thiệu lao động.

Sau khi về nước, chị Tho và chị Nhân tìm đến công ty G.H để yêu cầu giải quyết trả lại tiền; nhưng công ty đã đóng cửa, và không thể liên lạc được cho ông Trí.

“Khi qua tới nơi chúng tôi mới được biết có rất nhiều lao động Việt Nam đang lao động tại các nhà hàng, khách sạn bên Singapore. Những lao động này đến từ tất cả các tỉnh trên cả nước, họ đều được nhiều công ty khác nhau giới thiệu qua làm việc. Nhưng không có đủ tiền về nước và sợ mất khoản phí bước đầu nên đành chấp nhận làm hết 3 tháng rồi về nước”

Đã về nước từ tháng 7, nhưng tới nay cả hai chị Tho và chị Nhân không dám về quê. “Chúng tôi đành thuê tạm một phòng trọ tại quận 7, xin làm nhân viên lễ tân nhà hàng mong kiếm tiền để cuối năm về nhà còn có tiền trả cho người ta vì khi đi cả hai đều phải vay tiền lời ở quê. 
xuất khẩu lao động

Hải Dương: Vợ giết chồng vì không được đi xuất khẩu lao động.

Vụ án mạng gia đình vợ giết chồng ở Hải Dương xảy ra vào 10giờ ngày 14/2, tại đội 3, thôn Vé, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Kẻ gây án là chị Đỗ Thị Đượm sinh năm 1970, nạn nhân là anh Nguyễn Đình Luân sinh năm 1968 (chồng của chị Đượm). Lý do chỉ vì bị ngăn cản không cho đi xuất khẩu lao động

xuat-khau-lao-dong

 Cậu con trai Nguyễn Đình Đông (học sinh lớp 9) lại là người trực tiếp chứng kiến toàn bộ sự việc. Trước cơ quan điều tra, Đông không kiềm chế được xúc động đã khóc nức nở, yêu cầu tử hình người mẹ của chính mình.

Trong lúc đang cùng chuẩn bị bữa cơm, vợ chồng ngồi đối diện nhau nói chuyện. Ban đầu cười nói vui vẻ, nhưng một lúc sau người vợ đề cập đến vấn đề sau Tết sẽ lại đi xuất khẩu lao động thì chồng không đồng ý. Hai bên bắt đầu bất đồng quan điểm, lời qua tiếng lại. Trong lúc nóng giận, người chồng không kiềm chế được, bực tức ghì đầu vợ xuống chậu nước bẩn mà vợ đang làm vịt.
Chứng kiến bố mẹ xô xát, Đông đã hét lên can ngăn nhưng hai người lớn vẫn giằng co nhau. Người vợ bị ghì đầu xuống chậu nước cũng không chịu thua, cố chống cự lại, sau đó đá vào hạ bộ chồng khiến anh này đau đớn buông tay.
Sau khi thoát khỏi sự khống chế liền cầm con dao vừa mổ vịt gần đó, vung một nhát vào người chồng. Nạn nhân đau đớn la hét rồi gục xuống nhưng Đượm vẫn chưa hả giận, tiếp tục nhảy lên người, dùng chân đá mạnh vào vùng kín của chồng.
Sau khi gây án, người vợ bỏ khỏi hiện trường, mặc chồng đang nằm bất động. Cậu con liền chạy đi gọi bác ruột ở cùng làng đến, đưa bố đi cấp cứu. Tuy nhiên do mất máu quá nhiều, nạn nhân đã bị tử vong sau đó không lâu. Vụ án lập tức được báo lên công an. Lực lượng cảnh sát địa phương nhanh chóng có mặt tiến hành bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, thu thập tang vật phục vụ công tác điều tra.
Theo ông Đỗ Hữu Xương, Trưởng thôn Vé: “Khi biết trong thôn xảy ra chuyện, tôi lập tức tới hiện trường để có biện pháp ứng phó, nhưng khi có mặt thì mọi chuyện đã kết thúc. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại một phòng khám nhưng đã tử vong do bị đâm một nhát dao duy nhất làm đứt động mạch chủ dẫn đến mất nhiều máu.
Nguyên nhân cái chết một phần cũng do không được sơ cứu và cầm máu kịp thời. Nếu sau khi gây án, người vợ đừng bỏ đi mà băng bó vết thương cho chồng, có lẽ hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy”.

Được biết, do gia cảnh quá khó khăn, họ thống nhất để vợ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, hy vọng sẽ kiếm được tiền để nuôi con cái tốt hơn.

xuat-khau-lao-dong


Từ khi vợ đi lao động xa, anh Luân một mình ở nhà tần tảo, vừa làm ruộng vừa chăm lo việc học hành cho các con. Thời gian đầu mới đi xuất khẩu lao động, tháng nào vợ cũng chắt chiu gửi về cho chồng đều đặn, nhưng càng về sau số tiền gửi về ít dần rồi ngưng hẳn.
Lý do cô vợ cho rằng không thể tin tưởng được chồng nên chỉ gửi tiền về cho nhà ngoại giữ hộ. Điều này cũng một phần gây mâu thuẫn gia đình. Từ ngày bị vợ cắt “viện trợ”, ngoài việc đồng áng, hàng ngày anh Luân đi làm thuê cho các lò mổ trâu để kiếm thêm thu nhập.
Sau chín năm đi biền biệt, rất ít khi về quê thăm chồng con, Tết năm nay Đượm về, vợ chồng đoàn tụ vui vẻ. Nhưng thời điểm trước Tết, người vợ tuyên bố sẽ trở lại Đài Loan làm việc. Đặc biệt, còn nói lần này đi không biết khi nào mới về.
Quyết định rời chồng con để đi không hẹn ngày về khiến gia đình khó hiểu. Nghi ngờ vợ đã thay lòng đổi dạ, anh Luân luôn khuyên vợ cùng ở nhà tiếp tục củng cố gia đình, nuôi con, giữ gìn hạnh phúc. Nhưng mặc chồng và bố mẹ đẻ khuyên giải, Đượm vẫn nuôi ý định ra đi.
Sau nhiều lần đòi đi không thành, Đượm trở nên căm phẫn và thường xuyên gây gổ với chồng.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đượm để điều tra về hành vi giết người.

Lừa đảo xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ước mơ đổi đời nhưng nhiều người nông dân đang phải cõng trên mình món nợ hàng trăm triệu đồng mà không biết bao giờ mới trả được chỉ vì thiếu thông tin và quá tin tưởng vào người cùng làng cùng xã. Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra thêm một đường dây lừa đảo xuat khau lao dong đi Nhật Bản vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2014 này

lua dao xuat khau lao dong nhat ban

Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, người lao động cần được đào tạo và tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ phía công ty môi giới trong nước và xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận. Người lao động nếu có nguyện vọng đi Nhật làm việc nên đảm bảo đúng quy trình tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng theo JITCO (Tổ chức Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế tại Nhật Bản) và Bộ lao động hướng dẫn. Tránh những đường dây mà cò mồi hoặc người thân quen giới thiệu mà đi nhanh, đi dễ, chắc chắn, trong thời gian ngắn. Phần lớn những đối tượng lừa đảo thường mượn chức danh của những cơ quan có thẩm quyền.

Xuất khẩu lao động là nhu cầu chính đáng của người lao động, được nhà nước khuyến khích nhằm góp phần giải phóng sức lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân- đặc biệt là ở những địa phương thuần nông, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Đến nay, đã có hơn 400 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước trên toàn thế giới, mỗi năm gửi về số tiền hơn 1,5 tỷ đôla Mỹ để giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng đất nước.
Đã có rất nhiều gia đình đổi đời nhờ có người thân xuất khẩu lao động, nhưng cũng có không ít người sống dở chết dở vì giấc mơ xuất ngoại

Hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

 Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định quy định về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, đối với người tham gia các khoá học nghề đến 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khoá học. Đối với các khoá học nghề trên 3 tháng, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng.

Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo từng tháng, tuỳ theo từng nghề và thời gian học thực tế. Đối với các lớp học nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ, phần vượt mức này người lao động tự trả.

Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng và kinh phí hỗ trợ (từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả) thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề, không hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho người lao động.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.12 năm nay.

Theo báo Thanh niên

Malaysia vẫn đang tăng nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam

Chiến dịch truy quét người nhập cư và lao động nước ngoài làm việc trái phép tại Malaysia được Chính phủ nước này thực hiện từ ngày 1/9 cho đến hết năm 2013 đang khiến dư luận dấy lên lo ngại về việc lao động Việt Nam bị cảnh sát nước sở tại bắt bớ, truy lùng.

Tròn 1 tháng Chính phủ Malaysia thực hiện chiến dịch truy quét người nhập cư và lao động nước ngoài làm việc trái phép tại Malaysia, đã có 7.500 người nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 298 người Việt Nam. Đây là kết quả của việc thực hiện đồng thời với chiến dịch Op Cantas Khas, bắt đầu từ ngày 17/8, nhằm truy quét và xóa sổ các băng nhóm tội phạm, nhằm mục đích đảm bảo công ăn việc làm cho người bản xứ, đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào du lịch nước ngoài… Rõ ràng 2 chiến dịch này đã có tác động đến cộng đồng người Việt nói chung, người lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia nói riêng, tác động mạnh nhất đối với số lao động đang làm việc “chui” tại Malaysia.

Ông Nguyễn Kim Phương, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết, chiến dịch truy quét người lao động và cư trú bất hợp pháp của Malaysia chỉ để ngăn chặn các trường hợp lợi dụng visa du lịch để đi lao động, hoặc bị lôi kéo, dụ dỗ theo các công ty môi giới không có giấy phép tuyển lao động hoặc bỏ trốn ngoài hợp đồng… Qua thông tin Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia nhận được hằng ngày và qua kiểm tra thực tế tại một số DN, việc kiểm tra chỉ chủ yếu ảnh hưởng đến người lao động ngoài giờ làm việc. Khi bị kiểm tra, nếu lao động xuất trình bản photo hộ chiếu và chủ sử dụng lao động xuất trình giấy tờ gốc là được thả ngay. Trong tháng qua, Ban nhận được thông báo chỉ duy nhất có 1 trường hợp lao động bị tạm giữ tại đồn cảnh sát một thời gian, Ban đã lập tức liên hệ với chủ sử dụng lao động để can thiệp kịp thời và lao động đã được trả tự do.

Malaysia-van-dang-tang-nhu-cau-tiep-nhan-lao-dong-Việt-Nam

Theo thông tin từ ĐSQ Việt Nam tại Malaysia, từ đầu tháng 9 đến nay, số lượng công dân đến làm giấy thông hành về nước có tăng và ĐSQ đã tích cực giải quyết để bà con sớm về nước. Điều đáng lưu ý là tình trạng một số công dân sau khi được ĐSQ cấp giấy thông hành vẫn tìm cách tiếp tục ở lại do quan niệm có giấy thông hành là hợp pháp, trong khi giấy thông hành chỉ có giá trị để nhập cảnh vào Việt Nam, còn để ở lại hợp pháp thì phải có hộ chiếu, visa và giấy phép lao động hợp lệ.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch, ĐSQ Việt Nam tại đây đã chủ động đưa thông tin rộng rãi trên website của ĐSQ, cổng cơ quan ĐSQ, liên hệ với Cục Lao động, Bộ Nguồn nhân lực Malaysia, một số sở lao động địa phương, đề nghị họ lưu ý tới quyền lợi hợp pháp của lao động Việt Nam; thường trực liên hệ với các công ty môi giới và DN của Malaysia để nắm bắt tình hình và giải quyết khi phát sinh vụ việc. Trong quá trình thẩm định hợp đồng đã kiên quyết loại bỏ các đơn hàng có mức lương cơ bản tối thiểu dưới 900 RM/tháng như quy định của Chính phủ Malaysia.

Cho dù Chính phủ Malaysia thực hiện chiến dịch truy quét nhập cư và lao động bất hợp pháp để bảo vệ lao động trong nước, nhưng nhu cầu lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động xây dựng, giúp việc gia đình, công nhân làm việc trong nhà máy đang có xu hướng tăng lên. Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết, bắt đầu xuất hiện trở lại một số đơn hàng lớn về công nhân xây dựng, trong khi nguồn cung từ Indonesia và Campuchia giảm, nhưng việc cung ứng lao động từ Việt Nam vẫn gặp khó khăn. Một phần do công tác tuyển chọn lao động của các DN trong nước vẫn thiếu nguồn, thông tin về thị trường Malaysia chưa thực sự hấp dẫn người lao động. Có đơn hàng phía Malaysia yêu cầu 100 lao động, nhưng trong nước chỉ tuyển được 20 người. Việc tuyển chọn lao động phải thông qua công ty môi giới của Malaysia nên chi phí bị phát sinh thêm.

Vừa trở về sau chuyến sang thẩm định đơn hàng cung ứng lao động của đối tác là một trong 10 nhà thầu lớn tại Malaysia, ông Lâm Xuân Lộc, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát cho biết, các đối tác tại Malaysia liên tục gửi nhu cầu lao động. Tuy nhiên, vấn đề rất nhiều DN cung ứng trong nước đang làm thị trường Malaysia gặp phải là thiếu nguồn lao động. Thông tin xác thực về thị trường này vẫn chưa đến được với lao động ở nhiều địa phương.

Xác định Malaysia là thị trường trọng điểm của DN trong thời gian tới, ông Lộc cho biết, tất cả các hợp đồng cung ứng lao động với các đối tác Malaysia đều được lãnh đạo công ty sang phối hợp với Ban Quản lý lao động thẩm định chắc chắn, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt, đặc biệt là thu nhập cho người lao động. Không kỳ vọng vào sự chuyển biến ngay, mà sẽ làm thật chắc để lao động đã đi rồi, tự quảng bá, tự giới thiệu cho người ở địa phương tiếp tục đi, góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nhiều vùng nông thôn.
Phía Malaysia vẫn tiếp tục hợp tác tốt với Việt Nam trong vấn đề sử dụng lao động. Tuy nhiên, để lao động Việt Nam có sức hút đối với các chủ sử dụng Malaysia thì lao động Việt Nam cần phải khắc phục hạn chế về ngoại ngữ, tác phong và kỷ luật lao động
Nguồn http://cand.com.vn

Mở lại cánh cửa xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc ký thỏa thuận về hợp tác lao động, mở ra cơ hội tiếp tục thực hiện quá trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (theo Chương trình cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài - EPS) được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường xuất khẩu lao động trong những tháng còn lại của năm 2013.

Đã từ lâu, Hàn Quốc luôn được đánh giá là một thị trường lao động tiềm năng với mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt.Việt Nam cũng luôn dẫn đầu về tỷ lệ lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, chiếm trên 25% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012, do tỉ lệ bỏ trốn cao trên 50%, phía Hàn Quốc đã chính thức ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam. Với việc triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, vận động, tuyên truyền trong nước và tại nhiều tỉnh của Hàn Quốc có đông lao động Việt Nam đang làm việc, như: Suwon, Uijeongbu, Daegu, Ansan, Incheon và Cheonan và gần đây nhất là việc Thủ tướng đã có quyết định cho thí điểm ký Quỹ 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, áp dụng mức phạt 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức đã giúp tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc giảm từ trên 50% xuống 40%.

Mo-lai-canh-cua-xuat-khau-lao-dong-Han-Quoc

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, dự kiến sớm nhất là đến giữa tháng 10 năm nay mới có thể tiếp tục đưa lao động sang Hàn Quốc theo EPS. Các đối tượng nằm trong diện được sang làm việc tại thị trường này gồm: Lao động đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra EPS-TOPIK tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc. Hai bên sẽ tổ chức kiểm tra tiếng Hàn cho những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra EPS-TOPIK tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra do bản ghi nhớ trước đây chưa được gia hạn vào tháng 8-2012. Sắp tới, các chuyên gia của hai bộ sẽ tiến hành thảo luận để trong thời gian sớm nhất sẽ ký kết bản ghi nhớ đặc biệt. Nếu không có gì thay đổi, Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm sẽ được ký kết trước ngày 10-10-2013. Theo đó, khoảng 15.000 lao động (gồm 12.000 người đã thi chứng chỉ tiếng Hàn từ năm 2011, người đã làm việc tại Hàn Quốc có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc và 3.000 lao động nghèo) sẽ được cung cấp hồ sơ dự tuyển cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn trong 3 tháng cuối năm nay. Trước mắt, phía Hàn Quốc cũng đã dành 4.800 chỉ tiêu tuyển dụng cho số lao động này ngay trong năm nay. Cùng với việc tiếp nhận hồ sơ trở lại số lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn, phía Hàn Quốc vẫn tiếp tục mở các lớp đào tạo miễn phí cho các lao động về nước đúng hạn để giới thiệu cho các DN Hàn Quốc tại Việt Nam. Nhiều chế tài mới Tuy nhiên, việc mở lại thị trường đối với trên 12.000 lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn và các lao động về nước đúng hạn vẫn chỉ là kết quả bước đầu. Làm sao để các giải pháp, chính sách về Xuất khẩu lao động được thực hiện có hiệu quả, tăng cường trách nhiệm và chất lượng của lao động Việt Nam, lấy lại niềm tin đối với lao động Việt Nam của DN Hàn Quốc, mở cửa cho các lao động mới được tham gia thị trường lao động thu nhập cao mà không quá đòi hỏi khắt khe như Hàn Quốc mới là đích đến cuối cùng. Nhằm thắt chặt quản lý đối với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo EPS. Theo Quyết định này, từ 21-8-2013, người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Nếu người lao động về nước trước thời hạn do phạm lỗi thì số tiền sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại. Còn trong trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả. Với những chế tài trên, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kỳ vọng tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, uy tín và thương hiệu của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được nâng cao, nhất là không tái diễn tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh” như hiện nay.
 Theo Báo: haiquan.vn

Xuất khẩu lao động tại chỗ,Nhật -Việt

Khoảng 800 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng thiếu lãnh đạo trẻ có học vấn để kết nối người quản lý Nhật Bản và người lao động Việt Nam. Để giải bài toán trên, các cơ sở dạy nghề ở TPHCM và cơ quan chức năng của Nhật Bản đang có nhiều chương trình đào tạo bài bản, nâng chất nguồn nhân lực.
Năm 2013, Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Học viện Xúc tiến công nghiệp TP Kawasaki (Nhật Bản) và Trường Cao đẳng Nghề TPHCM đã ký kết hợp tác chương trình nâng cao kỹ năng sản xuất Mono-Zukuri của Nhật Bản.

Xuat-khau-lao-dong-tai-cho-Nhat-Viet

Trước tiên áp dụng với nghề cơ khí và 30 sinh viên được lựa chọn. Ông Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề TPHCM cho hay, chương trình nâng cao kỹ năng sẽ được đưa vào học song song với chương trình chính khóa của sinh viên năm 2 và 3 nghề cơ khí. Sinh viên sẽ được học tiếng Nhật trước khi vào học chính thức chuyên môn với các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật Nhật Bản
 Bên cạnh đó, trường và DN sẽ rèn luyện kỹ năng mềm, tác phong và văn hóa làm việc trong DN Nhật Bản. Sinh viên tham gia dự án sẽ được thực tập, trải nghiệm thực tế trong các DN Nhật Bản tại Việt Nam do tổ chức JICA và TP Kawasaki giới thiệu. “Đây là cơ hội cho sinh viên của trường tiếp cận, học hỏi các công nghệ tiên tiến và phong cách làm việc của người Nhật để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp” .
 Theo các chuyên gia, “thua trên sân nhà” là nguy cơ được cảnh báo trong lĩnh vực lao động việc làm khi Việt Nam hội nhập. Nếu không tính đến cả việc xuất khẩu lao động ngay tại nội địa, tức là tạo ra đội ngũ làm việc cho công ty nước ngoài ở Việt Nam thì tất yếu, những việc làm tốt ở Việt Nam sẽ rơi vào tay… người nước ngoài. Dự án được tài trợ toàn phần của Chính phủ Nhật Bản được kỳ vọng phần nào giải quyết những khó khăn trong việc đào tạo và sử dụng chuyên viên kỹ thuật Việt Nam làm việc tại Nhật Bản cũng như các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Người lao động Việt Nam có cơ hội được tiếp cận, làm việc ở các vị trí lao động nước ngoài đang đảm nhiệm, đủ sức cạnh tranh với lao động nước ngoài.
Mô hình xuất khẩu lao động tại chỗ cho DN Nhật Bản bắt đầu được áp dụng tại DN tư nhân ở TPHCM. Tháng 9-2013, lần đầu tiên, với sự hỗ trợ của JICA, Trường Kaizen Yoshida (Nhật Bản) và Công ty TNHH Esuhai (quận Tân Bình, TPHCM), khánh thành Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt - Nhật. Dự kiến, thời gian tới, trung tâm này sẽ đào tạo 2.000-3.000 nhân lực cung cấp cho thị trường Nhật Bản và theo yêu cầu của các DN Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam.
Đặc biệt, không những đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các công ty xuất khẩu lao động bắt đầu tuyển mộ lao động chất lượng từ Nhật Bản về để giới thiệu cho các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam. Để làm việc hiệu quả tại DN Nhật Bản ở Việt Nam, theo bà Huỳnh Thị Thanh Triều, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cybozo Việt Nam, người lao động cần hiểu được văn hóa, phong cách làm việc của người Nhật Bản. Đa số các công ty Nhật Bản đều muốn người lao động làm việc lâu dài với họ (ít khi “hớt váng” chất xám như một số công ty ở quốc gia khác) và gắn bó, trung thành là nét văn hóa làm việc đầu tiên mà người Nhật coi trọng. Bên cạnh nền tảng cơ bản, tính kỷ luật và kỹ năng làm việc theo nhóm, người Nhật Bản luôn theo đuổi sự hoàn hảo. Vì thế, trong công việc, người lao động Việt Nam không chỉ hoàn thành phần việc được DN Nhật yêu cầu mà nên làm tốt nhất công việc ấy. Cần cù, nghiêm túc, cẩn thận - có khi để ý từng chi tiết… là phong cách mà người lao động cần có khi làm việc ở các DN Nhật.
Nhìn rộng ra, xuất khẩu lao động tại chỗ không chỉ là cơ hội mở ra cho người lao động Việt Nam có việc làm ngay tại quê hương mình mà còn là một nhu cầu tất yếu, vừa phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chương trình quốc gia về việc làm, vừa khắc phục đáng kể những bất cập của hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp.