Mở lại cánh cửa xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc ký thỏa thuận về hợp tác lao động, mở ra cơ hội tiếp tục thực hiện quá trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc (theo Chương trình cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài - EPS) được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường xuất khẩu lao động trong những tháng còn lại của năm 2013.

Đã từ lâu, Hàn Quốc luôn được đánh giá là một thị trường lao động tiềm năng với mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt.Việt Nam cũng luôn dẫn đầu về tỷ lệ lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, chiếm trên 25% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012, do tỉ lệ bỏ trốn cao trên 50%, phía Hàn Quốc đã chính thức ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam. Với việc triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, vận động, tuyên truyền trong nước và tại nhiều tỉnh của Hàn Quốc có đông lao động Việt Nam đang làm việc, như: Suwon, Uijeongbu, Daegu, Ansan, Incheon và Cheonan và gần đây nhất là việc Thủ tướng đã có quyết định cho thí điểm ký Quỹ 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, áp dụng mức phạt 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức đã giúp tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc giảm từ trên 50% xuống 40%.

Mo-lai-canh-cua-xuat-khau-lao-dong-Han-Quoc

Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, dự kiến sớm nhất là đến giữa tháng 10 năm nay mới có thể tiếp tục đưa lao động sang Hàn Quốc theo EPS. Các đối tượng nằm trong diện được sang làm việc tại thị trường này gồm: Lao động đã đỗ các kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra EPS-TOPIK tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc. Hai bên sẽ tổ chức kiểm tra tiếng Hàn cho những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký kiểm tra EPS-TOPIK tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra do bản ghi nhớ trước đây chưa được gia hạn vào tháng 8-2012. Sắp tới, các chuyên gia của hai bộ sẽ tiến hành thảo luận để trong thời gian sớm nhất sẽ ký kết bản ghi nhớ đặc biệt. Nếu không có gì thay đổi, Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm sẽ được ký kết trước ngày 10-10-2013. Theo đó, khoảng 15.000 lao động (gồm 12.000 người đã thi chứng chỉ tiếng Hàn từ năm 2011, người đã làm việc tại Hàn Quốc có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc và 3.000 lao động nghèo) sẽ được cung cấp hồ sơ dự tuyển cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn trong 3 tháng cuối năm nay. Trước mắt, phía Hàn Quốc cũng đã dành 4.800 chỉ tiêu tuyển dụng cho số lao động này ngay trong năm nay. Cùng với việc tiếp nhận hồ sơ trở lại số lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn, phía Hàn Quốc vẫn tiếp tục mở các lớp đào tạo miễn phí cho các lao động về nước đúng hạn để giới thiệu cho các DN Hàn Quốc tại Việt Nam. Nhiều chế tài mới Tuy nhiên, việc mở lại thị trường đối với trên 12.000 lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn và các lao động về nước đúng hạn vẫn chỉ là kết quả bước đầu. Làm sao để các giải pháp, chính sách về Xuất khẩu lao động được thực hiện có hiệu quả, tăng cường trách nhiệm và chất lượng của lao động Việt Nam, lấy lại niềm tin đối với lao động Việt Nam của DN Hàn Quốc, mở cửa cho các lao động mới được tham gia thị trường lao động thu nhập cao mà không quá đòi hỏi khắt khe như Hàn Quốc mới là đích đến cuối cùng. Nhằm thắt chặt quản lý đối với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo EPS. Theo Quyết định này, từ 21-8-2013, người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Nếu người lao động về nước trước thời hạn do phạm lỗi thì số tiền sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại. Còn trong trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả. Với những chế tài trên, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kỳ vọng tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, uy tín và thương hiệu của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được nâng cao, nhất là không tái diễn tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh” như hiện nay.
 Theo Báo: haiquan.vn

Xuất khẩu lao động tại chỗ,Nhật -Việt

Khoảng 800 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng thiếu lãnh đạo trẻ có học vấn để kết nối người quản lý Nhật Bản và người lao động Việt Nam. Để giải bài toán trên, các cơ sở dạy nghề ở TPHCM và cơ quan chức năng của Nhật Bản đang có nhiều chương trình đào tạo bài bản, nâng chất nguồn nhân lực.
Năm 2013, Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Học viện Xúc tiến công nghiệp TP Kawasaki (Nhật Bản) và Trường Cao đẳng Nghề TPHCM đã ký kết hợp tác chương trình nâng cao kỹ năng sản xuất Mono-Zukuri của Nhật Bản.

Xuat-khau-lao-dong-tai-cho-Nhat-Viet

Trước tiên áp dụng với nghề cơ khí và 30 sinh viên được lựa chọn. Ông Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề TPHCM cho hay, chương trình nâng cao kỹ năng sẽ được đưa vào học song song với chương trình chính khóa của sinh viên năm 2 và 3 nghề cơ khí. Sinh viên sẽ được học tiếng Nhật trước khi vào học chính thức chuyên môn với các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật Nhật Bản
 Bên cạnh đó, trường và DN sẽ rèn luyện kỹ năng mềm, tác phong và văn hóa làm việc trong DN Nhật Bản. Sinh viên tham gia dự án sẽ được thực tập, trải nghiệm thực tế trong các DN Nhật Bản tại Việt Nam do tổ chức JICA và TP Kawasaki giới thiệu. “Đây là cơ hội cho sinh viên của trường tiếp cận, học hỏi các công nghệ tiên tiến và phong cách làm việc của người Nhật để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp” .
 Theo các chuyên gia, “thua trên sân nhà” là nguy cơ được cảnh báo trong lĩnh vực lao động việc làm khi Việt Nam hội nhập. Nếu không tính đến cả việc xuất khẩu lao động ngay tại nội địa, tức là tạo ra đội ngũ làm việc cho công ty nước ngoài ở Việt Nam thì tất yếu, những việc làm tốt ở Việt Nam sẽ rơi vào tay… người nước ngoài. Dự án được tài trợ toàn phần của Chính phủ Nhật Bản được kỳ vọng phần nào giải quyết những khó khăn trong việc đào tạo và sử dụng chuyên viên kỹ thuật Việt Nam làm việc tại Nhật Bản cũng như các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Người lao động Việt Nam có cơ hội được tiếp cận, làm việc ở các vị trí lao động nước ngoài đang đảm nhiệm, đủ sức cạnh tranh với lao động nước ngoài.
Mô hình xuất khẩu lao động tại chỗ cho DN Nhật Bản bắt đầu được áp dụng tại DN tư nhân ở TPHCM. Tháng 9-2013, lần đầu tiên, với sự hỗ trợ của JICA, Trường Kaizen Yoshida (Nhật Bản) và Công ty TNHH Esuhai (quận Tân Bình, TPHCM), khánh thành Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt - Nhật. Dự kiến, thời gian tới, trung tâm này sẽ đào tạo 2.000-3.000 nhân lực cung cấp cho thị trường Nhật Bản và theo yêu cầu của các DN Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam.
Đặc biệt, không những đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các công ty xuất khẩu lao động bắt đầu tuyển mộ lao động chất lượng từ Nhật Bản về để giới thiệu cho các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam. Để làm việc hiệu quả tại DN Nhật Bản ở Việt Nam, theo bà Huỳnh Thị Thanh Triều, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cybozo Việt Nam, người lao động cần hiểu được văn hóa, phong cách làm việc của người Nhật Bản. Đa số các công ty Nhật Bản đều muốn người lao động làm việc lâu dài với họ (ít khi “hớt váng” chất xám như một số công ty ở quốc gia khác) và gắn bó, trung thành là nét văn hóa làm việc đầu tiên mà người Nhật coi trọng. Bên cạnh nền tảng cơ bản, tính kỷ luật và kỹ năng làm việc theo nhóm, người Nhật Bản luôn theo đuổi sự hoàn hảo. Vì thế, trong công việc, người lao động Việt Nam không chỉ hoàn thành phần việc được DN Nhật yêu cầu mà nên làm tốt nhất công việc ấy. Cần cù, nghiêm túc, cẩn thận - có khi để ý từng chi tiết… là phong cách mà người lao động cần có khi làm việc ở các DN Nhật.
Nhìn rộng ra, xuất khẩu lao động tại chỗ không chỉ là cơ hội mở ra cho người lao động Việt Nam có việc làm ngay tại quê hương mình mà còn là một nhu cầu tất yếu, vừa phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chương trình quốc gia về việc làm, vừa khắc phục đáng kể những bất cập của hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp.

Hội thảo quốc tế về Nâng cao chất lượng hoạt động phái cử và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản và nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác về phái cử và tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam sang Nhật bản. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế của Nhật Bản (JITCO) tổ chức "Hội thảo quốc tế về Nâng cao chất lượng hoạt động phái cử và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản" vào ngày 10/9/2013 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Tham gia hội thảo có Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, đại diện cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương; đại diện một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, và đại diện của khoảng 60 doanh nghiệp phái cử phía Việt Nam. Về phía Nhật Bản, đại diện JITCO, đại diện IM Japan (Tổ chức quốc tế phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản), đại diện Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và 20 nghiệp đoàn của Nhật bản.


Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình đưa tu nghiệp sinh Việt nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ năm 1992 trên cơ sở Bản ghi nhớ về "Chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản" đã được ký giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO).
 Thông qua Chương trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo tay nghề cho một bộ phận thanh niên của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam  nhằm nâng cao tay nghề, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với phương pháp và dây chuyền làm việc hiện đại để khi trở về nước họ có thể góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước. Sau hơn 20 năm thực hiện chương trình này, Cục quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu với JITCO 127 doanh nghiệp phái cử uy tín, đủ điều kiện. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa được hơn 40.000 tu nghiệp sinh sang làm việc tại hầu khắp các khu vực tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thuỷ sản, hải sản, xây dựng, nông nghiệp v.v… Năm 2011, Nhật Bản đã tiếp nhận 6.985 thực tập sinh Việt Nam; năm 2012, phía bạn tiếp nhận hơn 8000 người và trong 8 tháng đầu năm 2013 đã có 5670 thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo chương trình này. Hiện nay, ta đang có khoảng hơn 20 nghìn thực tập sinh và lao động ở Nhật Bản. Thu nhập bình quân của thực tập sinh ta tại Nhật Bản vào khoảng 1.500USD/tháng.

Hội thảo tập trung đánh giá hoạt động phái cử và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc trong thời gian qua; chỉ ra các hạn chế và đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả của chương trình hợp tác này thông qua việc nâng cao chất lượng của thực tập sinh. Hội thảo cũng là cơ hội để kết nối cung cầu về phái cử và tiếp nhận. Một nội dung quan trọng của Hội thảo dành cho sự trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nghiệp đoàn tiếp nhận của Nhật Bản để tìm hiểu thông tin lẫn nhau nhằm tiến tới thiết lập quan hệ đối tác trong thời gian tới.

Đi chi phí cao,về nước lại thiếu việc làm

Chi phí xuất cảnh cao nhưng khi về nước lại thiếu việc làm, thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến nhiều lao động sang Nhật Bản bỏ trốn, ở lại làm việc
"Phía Nhật Bản cần có biện pháp tăng cường giám sát đối với các nghiệp đoàn, xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam, tránh cạnh tranh không lành mạnh, làm tăng chi phí của TNS...”.. Ngăn lạm thu, đội phí Những vướng mắc, hạn chế của chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp (DN) hai nước đưa ra mổ xẻ tại hội thảo.

Di-chi-phi-cao-ve-nuoc-lai-thieu-viec-lam

 Ông Lê Văn Thanh cho biết theo Luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tị nạn của Nhật Bản, kể từ ngày 1-7-2010, các DN phái cử TNS không được thu tiền bảo lãnh, ký quỹ hay thế chấp của người lao động (NLĐ), đồng thời không được thực hiện các hợp đồng có quy định tiền phạt do không thực hiện hợp đồng lao động. “Do không bị ràng buộc trách nhiệm như trước đây nên nhiều TNS vi phạm hợp đồng, bỏ trốn. Bản thân các DN phái cử cũng rất lúng túng, thậm chí bị thiệt hại vì không có biện pháp ràng buộc NLĐ tuân thủ hợp đồng” - ông Thanh nói. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là TNS sang Nhật Bản vẫn phải tốn một khoản chi phí khá cao, bình quân 4.000-5.000 USD/người, mặc dù không phải đóng ký quỹ, thế chấp như trước.
Báo cáo của Dolab chỉ rõ việc các nghiệp đoàn Nhật Bản và DN phái cử Việt Nam bắt tay để lạm thu TNS. Điển hình một số nghiệp đoàn thỏa thuận với DN phái cử buộc TNS phải nộp tiền vé máy bay đi và về. Thêm vào đó, nhiều nghiệp đoàn yêu cầu DN phái cử chi trả phí môi giới (bình quân 1.000 - 2.000 USD/người). Thậm chí có DN phái cử tự nâng phí môi giới để chào mời các nghiệp đoàn Nhật Bản ký kết hợp đồng hoặc để tranh giành đối tác.
 Về việc này, ông Tsuzuki Kensuke, Phó Chủ tịch Jitco, nói: “Chúng tôi sẽ rà soát, buộc các nghiệp đoàn thực hiện đúng quy định, không thu phí ngoài luồng của TNS”. Về phần mình, ông Thanh cam kết: “Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý hành chính, giám sát các DN phái cử TNS nhằm hạn chế tối đa tiêu cực, ngăn chặn lạm thu, đội phí, gây thiệt hại quyền lợi của TNS”. Phải tạo việc làm bền vững Việt Nam đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình thực tập kỹ năng từ năm 1992. Đến nay, 131 DN phái cử đã cung ứng hơn 40.000 TNS. Số lượng TNS sang Nhật Bản tăng đều trong những năm qua: năm 2011 là 6.985 người, tăng lên 8.000 người vào năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, con số này đạt 5.670 người. Hiện trên 20.000 TNS đang tu nghiệp và làm việc theo hợp đồng, thu nhập bình quân 1.000 USD/người/tháng.
 Ông Tsuzuki Kensuke cho biết các nghiệp đoàn, xí nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng tăng tuyển dụng TNS Việt Nam. Jitco và Bộ LĐ-TB-XH cũng đặt chỉ tiêu đưa 10.000 TNS sang Nhật Bản/năm. Bên cạnh thống nhất thúc đẩy hợp tác, một nội dung khác được hội thảo tập trung thảo luận là chính sách hậu XKLĐ. Ông Nishikawa, đại diện Hiệp hội Chấn hưng DN nhỏ và vừa Yodogawa (TP Osaka), cho biết trong số 240 DN thành viên, rất nhiều DN rất muốn nhận TNS Việt Nam và bày tỏ mong muốn sẽ sử dụng họ ở các nhà máy, DN đầu tư tại Việt Nam. “Phần lớn TNS qua tiếp xúc họ rất băn khoăn về việc làm sau khi về nước. Do vậy, Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách để thu dụng TNS trở về” - ông Nishikawa nói.
 Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng chi phí xuất cảnh cao, khi về nước lại thiếu việc làm, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều lao động sang Nhật Bản bỏ trốn, ở lại làm việc. Do vậy, theo ông Hòa, một mặt chấn chỉnh chương trình, một mặt phải tạo ra các chính sách để tạo việc làm bền vững cho TNS trở về. Đây cũng là biện pháp quan trọng góp phần khuyến khích DN Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam. “Trong buổi làm việc với Jitco ngày 9-9, chúng tôi đã thống nhất sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu, tiến tới lập ngân hàng việc làm cho lao động trở về từ Nhật Bản; trên cơ sở kết nối thông tin, hỗ trợ giới thiệu, cung cấp lao động giữa các cơ quan chức năng, DN phái cử và trung tâm giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành” - ông Hòa nhấn mạnh. Hợp tác đào tạo lao động ngành điện hạt nhân Ông Nguyễn Gia Liêm, tham tán, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết cùng với việc mở rộng các chương trình hợp tác lao động với Nhật Bản, các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam sẽ vận động và đề nghị chính phủ Nhật Bản, các nhà máy điện Nhật Bản tiếp nhận, đào tạo TNS Việt Nam ở lĩnh vực xây dựng, xử lý, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân; hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân. “Nếu việc hợp tác này được triển khai, chúng ta sẽ có đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy điện hạt nhân trong nước trong tương lai” - ông Liêm nói.

Du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản (tức đi lao động) hay vừa học vừa làm (tức du học). Rất nhiều bạn do tác động ngoại cảnh, do không có cái nhìn khách quan mà có lựa chọn hoàn toàn trái ngược với tiêu chí bản thân có được, dẫn đến hệ lụy không mấy tốt đẹp sau này. 
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về 2 hình thức này và nên chọn hình thức nào để tham gia?

A. Về du học
 
Du-hoc-hay-xuat-khau-lao-dong-Nhat-Bản

                                                         Du học là nước đi dài hơi - du học là học thật

1.  Ưu điểm

- Có một môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất với những ngành học đa dạng phong phú.
- Có thể đi làm thêm với mức lương giờ bằng mức lương của một người Nhật thông thường.
- Không hạn chế thời gian gia hạn Visa ở lại Nhật.
- Nhận được bằng cấp, chứng chỉ của ngành và trường mình theo học.
- Sau khi tốt nghiệp có thể đổi sang Visa đi làm để tiếp tục làm việc tại Nhật.
- Sau 10 năm học tập và làm việc tại Nhật có thể đổi sang visa vĩnh trú tại Nhật hoặc chuyển sang quốc tịch Nhật Bản.

2. Nhược điểm

- Phải đấu tranh nếu không kiếm được việc làm thêm
- Học hành không tốt, và không kiếm được việc ổn định thì sau gần 2 năm bạn phải về nước trong tình trạng nợ nần
- Thời gian đầu vừa học vừa làm sẽ rất vất vả, gần như không thể xin được việc

B. Đi xuất khẩu lao động
Thực tập sinh là đi lao động

Du-hoc-hay-xuat-khau-lao-dong-Nhat-Bản


1. Ưu điểm
- Không cần bỏ nhiều công sức cho việc học hành.
- Được bao ăn, ở và nhận lương hàng tháng.
- Công việc ổn định, chế độ đãi ngộ như người Nhật
- Được đảm bảo tốt nhất về đời sống sinh hoạt từ doanh nghiệp tiếp nhận và nghiệp đoàn quản lý

2. Nhược điểm

- Bị quản thúc chặt chẽ.
- Thời gian ở lại Nhật tối đa là 3 năm và chỉ được đi một lần

Vậy bạn chọn du học hay xuất khẩu lao động?
Bạn là lao động nên chọn hướng lao động, Nhật Bản có thể nói là thiên đường của lao động. Sau 3 năm các bạn sẽ có một khoản vốn tiết kiệm từ 500-800 triệu
Bạn muốn học hỏi tiếng, văn hóa, công việc, gia đình có đủ tài chính (500 triệu trong tài khoản ngân hàng) thì bạn nên chọn hướng du học. Thành quả về sau bạn nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều. Với tính chất như trên loại hình du học phù hợp với các bạn trẻ, có hoài bão và ước mơ, mong muốn ở lại Nhật lâu dài.
Chúc các bạn sẽ có 1 sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình

Thông tin về cơ quan đại diện Việt Nam tại một số nước

Thông tin về cơ quan đại diện Việt Nam tại một số nước tiếp nhận nguồn lao động xuất khẩu Việt Nam
1. Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga

Lien-bang-Nga


Ðịa chỉ: 13 Bolshaya Pirogovskala, Moscow

Ðiện thoại : (007499)247 0212

Số Fax: (007499) 245 1092

2. Thông tin về cơ quan đại diện Việt Nam tại Qatar 

Qatar

Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar

Địa chỉ: Villa No.8(Near Saha 109 street) West bay Lagoon. P.O.Box: 23595 Doha

Điện thoại: (00974)4412.8480

Số Fax: (00974)4412.8370

Email: vietnamembassy.doha@gmail.com

3. Thông tin về cơ quan đại diện Việt Nam tại Lybia 

Lybia

Đại sứ quán Việt Nam tại Lybia
Ðịa chỉ: Km 07, Road Gargaresh, Korboss st. P.O. Box: 587 -Tripoli

Ðiện thoai: (0021821) 830 674 - (0021821) 833 704

Số Fax: (0021821) 830 994

Nước kiêm nhiệm: Tuy-ni-di; Síp; Gha-na; Gi-bu-ti; Sát.

Nữ xuất khẩu lao động : đi rủi ro, về bất trắc

Theo thống kê, phụ nữ đi xuất khẩu lao động có xu hướng gia tăng (chiếm trên 36% trong tổng số lao động đi xuất khẩu lao động). Bình quân mỗi năm có 27.000 nữ đixuất khẩu lao động, tốc độ tăng 2,9%. Hàng năm, số ngoại tệ lao động nước ngoài nói chung và phụ nữ nói riêng gửi về nước khoảng hai tỷ USD. Tuy nhiên ở nước ngoài, so với nam giới, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn do vẫn chưa được bảo vệ một cách tốt nhất.
Chị N.N.M. (quê Nghệ An) cho biết: “Trầy trật mãi tôi mới đi làm công nhân may ở Malaysia, gặp phải chủ không tốt, luôn tìm cách để phạt và trừ tiền lương. Có tuần, ngày nào họ cũng phạt tiền tương đương 50.000 đồng. Mình có phản ứng cũng chẳng được gì vì họ cầm đằng cán, họ giữ lương của mình”. Một số LĐ giúp việc gia đình không tránh khỏi tình trạng bị các “ông chủ” gạ gẫm: “Ông ấy bảo bỏ chồng đi, chồng mày xấu lắm. Có đêm, ông ấy tìm cách sờ soạng khiến tôi không dám chợp mắt”, chị K. một nữ giúp việc nhà ở nước ngoài, quê Thái Bình, kể.

Nu-xuat-khau-lao-dong-di-rui-ro-ve-bat-trac

Theo khảo sát mới đây về “thực trạng và nhu cầu của nạn nhân bị buôn bán, bóc lột sức lao động trở về nước” của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên cho thấy: khoảng 23,5% người lao động không nhận được thông tin đầy đủ về công việc sẽ làm; 24,14% người lao động không biết chi phí thực tế của chuyến đi cũng như chi phí bồi thường; 93,56% người lao động bị lừa gạt ít nhất một lần trong quá trình làm việc nước ngoài. Bước chân đi xuất khẩu lao động, LĐ nữ đã gặp muôn vàn khó khăn nhưng khi về nước, họ còn phải tự bươn chải, tự tìm việc làm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Viện Nghiên cứu gia đình và giới cho biết: trong một khảo sát người lao động đi xuất khẩu lao động trở về ở TP.HCM và các tỉnh lân cận cho thấy, chỉ có 20% là có việc làm nhưng thường là tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh theo kiểu gia đình, còn 80% có công việc bấp bênh hoặc thất nghiệp. Chưa kể, thời gian sống xa cách có thể là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt trong hôn nhân. Qua kết quả nghiên cứu, có gần 50% các hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng khi phụ nữ đi xuất khẩu lao động, quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo. 84% người chồng cho biết, họ gặp khó khăn khi chăm sóc con. “Do đó, khi quyết định đi xuất khẩu lao động, NLĐ cần xác định rõ những mặt tích cực cũng như hệ lụy do xuất khẩu lao động mang lại”, bà Tâm nhấn mạnh. Lao động nữ đi xuất khẩu lao động cần được quan tâm và bảo vệ nhiều hơn  
TS Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu gia đình và giới nhận định: “Khó khăn lớn nhất mà LĐ nữ đi xuất khẩu lao động đang đối mặt là không có các dịch vụ bảo trợ, hỗ trợ pháp lý khi ở nước ngoài. Một số LĐ nữ cho biết, họ không nhận được sự trợ giúp của các công ty tuyển dụng khi có vấn đề tranh chấp xảy ra với giới chủ. Pháp luật về người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa có quy định về trách nhiệm công đoàn, khi gặp trục trặc NLĐ không biết tìm ai để bảo vệ cho mình". Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, hiện có 170 doanh nghiệp (DN) đưa LĐ đi xuất khẩu lao động được cấp phép. Những bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ NLĐ chưa nghiêm, dẫn đến “vàng thau lẫn lộn”, có “đất” để các tổ chức trục lợi, lừa đảo NLĐ.
Các phát hiện của đoàn giám sát của Quốc hội cũng cho thấy, DN tuyển dụng của Nhà nước cũng thu của NLĐ tiền vé máy bay cao hơn năm triệu đồng/người so với quy định. TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) đề nghị, cần đào tạo cho LĐ nữ kỹ năng phòng ngừa và đối phó trong trường hợp bị xâm hại, xóa bỏ định kiến giới trong nghề nghiệp, hỗ trợ LĐ nữ tiếp cận thông tin xuất khẩu lao động chính thức, nâng cao nhận thức về bình đẳng cho NLĐ và gia đình họ...
PGS-TS Nguyễn Văn Tiệp, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cho rằng, cần thành lập các hội, nhóm như hội gia đình có người đi xuất khẩu lao động để họ có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, chuẩn bị tâm lý cho những người chuẩn bị đi-về và thân nhân của họ; cùng sinh hoạt, chia sẻ tâm tư, tình cảm khi vợ chồng sống xa nhau, cách quản lý giáo dục con cái…
Các chuyên gia LĐ đề nghị nên hỗ trợ kinh phí xuất khẩu lao động cho phụ nữ nghèo, lập đường dây nóng hoặc địa chỉ hỗ trợ pháp lý cho LĐ nữ ở nước sở tại. Đồng thời, phải xử phạt nghiêm các công ty xuất khẩu lao động vi phạm pháp luật như tước giấy phép, công bố liên tục, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để NLĐ được biết. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) hiện Việt Nam có khoảng 500.000 LĐ đang làm việc tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm, có từ 70.000-80.000 LĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong đó LĐ nữ chiếm 20-36%. LĐ nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm trong nhà máy, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình