Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

Người lao động đã phải bỏ ra hàng ngàn đô la để được sang Singapore làm việc. Nhưng sau khi sang tới Singapore, nhiều lao động bị giam giữ ngay tại sân bay, số người còn lại sau một thời gian làm việc mới nhận ra mình bị lừa và phải tìm cách trốn về nước.

Chị Nhan Thị Tho (sinh năm 1985, quê Sóc Trăng) cho biết, vào đầu tháng 5, chị được ông L.M.T, giám đốc công ty TNHH-DV-XNK-Du Lịch-Du Học G.H (có Trụ sở chính tại số 5, đường số 5, phường Bình Trưng Tây, quận 2) làm quen và giới thiệu chương trình đi xuất khẩu lao động sang Singapore 3 tháng.

Chị Tho và hàng chục lao động đã và đang mang cục nợ lớn vì bị lừa xuất khẩu lao động sang Singapore. 

Đầu tháng 6, ông Trí đưa chị Tho từ Sóc Trăng lên TP.HCM làm thủ tục đi Singapore và giới thiệu chị sẽ làm việc trong nhà hàng, khách sạn ở Singapore, tổng chi phí phải nộp là 1.700 USD.
“Thời gian làm việc là 8 tiếng, nhà hàng sẽ bao bữa ăn, chỗ ngủ thì sẽ ở trong KTX. Mức lương hàng tháng là 1.600 SGD (Đô la Singapore), nhưng phải trừ 500 SGD tiền môi giới và chỉ được hưởng 1.100 SGD. Ông Trí cam kết “ Nếu công ty không đưa được người lao động sang làm việc theo đúng hợp đồng đã ký kết mà lao động phải về nước thì phía công ty sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng ban đầu”.
Sau khi nộp tiền, ngày 17/6 chị Tho cùng 5 người khác được đưa sang Singapore như thoả thuận. Ngay sau khi xuống sân bay, họ phải tự tìm tới địa điểm lưu trú bên công ty cho mà không có ai đón như thỏa thuận
Chỗ ở của chị là căn phòng rộng 30m2 với 30 người đến từ nhiều quốc gia đang ở. Chị Tho cho biết “Khi qua tới nơi tôi được giới thiệu làm tại nhà hàng của Nhật, do không biết tiếng Anh nên việc tìm đường và làm việc rất khó. Thay vì làm 8 tiếng như công ty hứa thì chúng tôi phải làm từ 10h sáng tới 11h tối và chỉ được nghỉ 1 tiếng để ăn một bữa cũng như phải đứng suốt thời gian làm việc”

Nhà hàng rất đông khách mà thiêu nhân viên nên ngoài việc phải đứng phục vụ, nhân viên còn phải xuống rửa chén bát... trong khi hợp đồng chỉ là nhân viên phục vụ nhà hàng. Sau 15 ngày làm việc, chị Tho kiệt sức phải nghỉ việc. Khi gọi điện thoại về cho ông Trí yêu cầu giải quyết về việc làm không như trong hợp đồng thì được ông Trí ầm ừ cho qua chuyện.Đầu tháng 7, chị Tho phải vay mượn tiền bạn bè để bỏ trốn về nước.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (sinh năm 1992, ngụ quận 7, TP.HCM) cũng là nạn nhân cùng chuyến bay đó. Chị Nhân cũng bỏ mức phí 1.700 USD và 2,5 triệu tiền vé máy bay, nhưng khi qua tới sân bay Singapore thì bị cảnh sát cửa khẩu bắt giữ 2 ngày 1 đêm và buộc đóng khoản tiền 1.200 SGD và buộc chị phải về nước.
Mang cục nợ vì bị lừa xuất khẩu lao động Singapore

 Mới học hết lớp 12 tại Sóc Trăng, nhưng trong giấy xuất cảnh lại ghi chị Tho đã tốt nghiệp ĐH Tổng Hợp TP.HCM.
 Theo tìm hiểu, tất cả những lao động mà công ty giới thiệu qua đều không được phỏng vấn bằng tiếng Anh, hợp đồng chỉ là một tờ giấy viết tay và một tờ giấy thông hành giới thiệu lao động.

Sau khi về nước, chị Tho và chị Nhân tìm đến công ty G.H để yêu cầu giải quyết trả lại tiền; nhưng công ty đã đóng cửa, và không thể liên lạc được cho ông Trí.

“Khi qua tới nơi chúng tôi mới được biết có rất nhiều lao động Việt Nam đang lao động tại các nhà hàng, khách sạn bên Singapore. Những lao động này đến từ tất cả các tỉnh trên cả nước, họ đều được nhiều công ty khác nhau giới thiệu qua làm việc. Nhưng không có đủ tiền về nước và sợ mất khoản phí bước đầu nên đành chấp nhận làm hết 3 tháng rồi về nước”

Đã về nước từ tháng 7, nhưng tới nay cả hai chị Tho và chị Nhân không dám về quê. “Chúng tôi đành thuê tạm một phòng trọ tại quận 7, xin làm nhân viên lễ tân nhà hàng mong kiếm tiền để cuối năm về nhà còn có tiền trả cho người ta vì khi đi cả hai đều phải vay tiền lời ở quê. 
xuất khẩu lao động

Hải Dương: Vợ giết chồng vì không được đi xuất khẩu lao động.

Vụ án mạng gia đình vợ giết chồng ở Hải Dương xảy ra vào 10giờ ngày 14/2, tại đội 3, thôn Vé, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Kẻ gây án là chị Đỗ Thị Đượm sinh năm 1970, nạn nhân là anh Nguyễn Đình Luân sinh năm 1968 (chồng của chị Đượm). Lý do chỉ vì bị ngăn cản không cho đi xuất khẩu lao động

xuat-khau-lao-dong

 Cậu con trai Nguyễn Đình Đông (học sinh lớp 9) lại là người trực tiếp chứng kiến toàn bộ sự việc. Trước cơ quan điều tra, Đông không kiềm chế được xúc động đã khóc nức nở, yêu cầu tử hình người mẹ của chính mình.

Trong lúc đang cùng chuẩn bị bữa cơm, vợ chồng ngồi đối diện nhau nói chuyện. Ban đầu cười nói vui vẻ, nhưng một lúc sau người vợ đề cập đến vấn đề sau Tết sẽ lại đi xuất khẩu lao động thì chồng không đồng ý. Hai bên bắt đầu bất đồng quan điểm, lời qua tiếng lại. Trong lúc nóng giận, người chồng không kiềm chế được, bực tức ghì đầu vợ xuống chậu nước bẩn mà vợ đang làm vịt.
Chứng kiến bố mẹ xô xát, Đông đã hét lên can ngăn nhưng hai người lớn vẫn giằng co nhau. Người vợ bị ghì đầu xuống chậu nước cũng không chịu thua, cố chống cự lại, sau đó đá vào hạ bộ chồng khiến anh này đau đớn buông tay.
Sau khi thoát khỏi sự khống chế liền cầm con dao vừa mổ vịt gần đó, vung một nhát vào người chồng. Nạn nhân đau đớn la hét rồi gục xuống nhưng Đượm vẫn chưa hả giận, tiếp tục nhảy lên người, dùng chân đá mạnh vào vùng kín của chồng.
Sau khi gây án, người vợ bỏ khỏi hiện trường, mặc chồng đang nằm bất động. Cậu con liền chạy đi gọi bác ruột ở cùng làng đến, đưa bố đi cấp cứu. Tuy nhiên do mất máu quá nhiều, nạn nhân đã bị tử vong sau đó không lâu. Vụ án lập tức được báo lên công an. Lực lượng cảnh sát địa phương nhanh chóng có mặt tiến hành bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, thu thập tang vật phục vụ công tác điều tra.
Theo ông Đỗ Hữu Xương, Trưởng thôn Vé: “Khi biết trong thôn xảy ra chuyện, tôi lập tức tới hiện trường để có biện pháp ứng phó, nhưng khi có mặt thì mọi chuyện đã kết thúc. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại một phòng khám nhưng đã tử vong do bị đâm một nhát dao duy nhất làm đứt động mạch chủ dẫn đến mất nhiều máu.
Nguyên nhân cái chết một phần cũng do không được sơ cứu và cầm máu kịp thời. Nếu sau khi gây án, người vợ đừng bỏ đi mà băng bó vết thương cho chồng, có lẽ hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy”.

Được biết, do gia cảnh quá khó khăn, họ thống nhất để vợ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, hy vọng sẽ kiếm được tiền để nuôi con cái tốt hơn.

xuat-khau-lao-dong


Từ khi vợ đi lao động xa, anh Luân một mình ở nhà tần tảo, vừa làm ruộng vừa chăm lo việc học hành cho các con. Thời gian đầu mới đi xuất khẩu lao động, tháng nào vợ cũng chắt chiu gửi về cho chồng đều đặn, nhưng càng về sau số tiền gửi về ít dần rồi ngưng hẳn.
Lý do cô vợ cho rằng không thể tin tưởng được chồng nên chỉ gửi tiền về cho nhà ngoại giữ hộ. Điều này cũng một phần gây mâu thuẫn gia đình. Từ ngày bị vợ cắt “viện trợ”, ngoài việc đồng áng, hàng ngày anh Luân đi làm thuê cho các lò mổ trâu để kiếm thêm thu nhập.
Sau chín năm đi biền biệt, rất ít khi về quê thăm chồng con, Tết năm nay Đượm về, vợ chồng đoàn tụ vui vẻ. Nhưng thời điểm trước Tết, người vợ tuyên bố sẽ trở lại Đài Loan làm việc. Đặc biệt, còn nói lần này đi không biết khi nào mới về.
Quyết định rời chồng con để đi không hẹn ngày về khiến gia đình khó hiểu. Nghi ngờ vợ đã thay lòng đổi dạ, anh Luân luôn khuyên vợ cùng ở nhà tiếp tục củng cố gia đình, nuôi con, giữ gìn hạnh phúc. Nhưng mặc chồng và bố mẹ đẻ khuyên giải, Đượm vẫn nuôi ý định ra đi.
Sau nhiều lần đòi đi không thành, Đượm trở nên căm phẫn và thường xuyên gây gổ với chồng.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đượm để điều tra về hành vi giết người.

Lừa đảo xuất khẩu lao động Nhật Bản

Ước mơ đổi đời nhưng nhiều người nông dân đang phải cõng trên mình món nợ hàng trăm triệu đồng mà không biết bao giờ mới trả được chỉ vì thiếu thông tin và quá tin tưởng vào người cùng làng cùng xã. Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra thêm một đường dây lừa đảo xuat khau lao dong đi Nhật Bản vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/2014 này

lua dao xuat khau lao dong nhat ban

Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, người lao động cần được đào tạo và tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ phía công ty môi giới trong nước và xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận. Người lao động nếu có nguyện vọng đi Nhật làm việc nên đảm bảo đúng quy trình tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng theo JITCO (Tổ chức Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế tại Nhật Bản) và Bộ lao động hướng dẫn. Tránh những đường dây mà cò mồi hoặc người thân quen giới thiệu mà đi nhanh, đi dễ, chắc chắn, trong thời gian ngắn. Phần lớn những đối tượng lừa đảo thường mượn chức danh của những cơ quan có thẩm quyền.

Xuất khẩu lao động là nhu cầu chính đáng của người lao động, được nhà nước khuyến khích nhằm góp phần giải phóng sức lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân- đặc biệt là ở những địa phương thuần nông, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Đến nay, đã có hơn 400 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước trên toàn thế giới, mỗi năm gửi về số tiền hơn 1,5 tỷ đôla Mỹ để giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng đất nước.
Đã có rất nhiều gia đình đổi đời nhờ có người thân xuất khẩu lao động, nhưng cũng có không ít người sống dở chết dở vì giấc mơ xuất ngoại