động một số khoản tiền:
+ Thuế levy tại lãnh thổ Malayssia (công nhân nhà máy/xây dựng: 1250RM/năm, dịch vụ: 1850RM/năm, trang trại: 590RM/năm, giúp việc gia đình: 410RM/năm);
(ii) Tiền nhà ở;
(iii) Tiền đưa đón lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và
ngược lại (nếu có); (iv) Tiền bảo hiểm lao động bắt buộc (hiện nay chủ đang nộp cho lao
động: 72-200RM/lao động).
Theo khảo sát của Ban QLLĐ và thông tin phản hồi của một
số người lao động, việc thực hiện trả mức lương tối thiểu và các khoản khấu trừ vào tiền
lương của người lao động còn nhiều bất cập, Hiệp hội cập nhật thông tin để các doanh
nghiệp theo dõi và xử lý các sự cố ( nếu có ) đối với người lao động.
Ngày 26/8/2011 Nhà vua Malaysia ký Ban hành Luật Malaysia số 732 về Hội đồng
tư vấn lương quốc gia sắc luật 2011 (National Wages Conssultative Council Act 2011) và
đăng công báo ngày 15/12/2011;
Căn cứ Điều 23 (khoản 1) của Luật trên, Hội đồng tư vấn lương quốc gia ngày 16/7/
2012 ban hành Chế độ lương tối thiểu (Minimum Wages Order 2012) và có hiệu lực thi
hành vào 01/01/2013;
Ngày 06/9/2012 Hội đồng tư vấn lương quốc gia ban hành Bản hướng dẫn thực hiện
Chế độ tiền lương tối thiểu 2012;
Ngày 30/01/2013 thông cáo báo chí của Bộ trưởng thứ hai Bộ Tài chính về Quyết
định của Chính phủ Malaysia cho phép các doanh nghiệp Malaysia được khấu trừ tiền
thuế Levy đối với lao động nước ngoài khi thực hiện trả lương tối thiểu;
Ngày 20/02/2013, Ban Thư ký Hội đồng tư vấn lương quốc gia thông cáo báo chí về
việc Chính phủ Malaysia cho phép các doanh nghiệp đang thực hiện trả lương tối thiểu
được phép trừ từ tiền lương của người lao động nước ngoài tiền thuế Levy và tiền nhà ở
và tiếp tục xem xét gia hạn cho 1 số doanh nghiệp có kiến nghị lùi thời hạn thực hiện trả
lương tối thiểu cho lao động nước ngoài. Đối với lao động địa phương các doanh nghiệp
thực hiện trả lương tối thiểu từ 01/01/2013.
2. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu qua khảo sát tại một số doanh nghiệp
lao động Việt Nam đang làm việc
Trong tháng 2 và đầu tháng 3- 2013, Ban Quản lý lao động đã khảo sát tại 13 doanh
nghiệp (may mặc, điện tử, bánh kẹo, đồ gỗ, cơ khí, xây dựng…) thuộc các Bang Johor,
Melaka, Penang, Negari Sembilan và có một số đánh giá như sau:
- Có 8/13 doanh nghiệp thực hiện trả lương theo mức lương tối thiểu 900RM/tháng,
trong đó có 2 Công ty Outsoursing.
- Các doanh nghiệp thực hiện trả mức lương tối thiểu và khấu trừ các khoản vào tiền
lương khác nhau, cụ thể:
* Thuế Levy
Có doanh nghiệp trừ thuế Levy ngay từ tháng 1/2013 khi thực hiện trả mức lương tối
thiểu 900RM/tháng đối với tất cả công nhân; có doanh nghiệp chưa trừ, có doanh nghiệp
trừ khi người lao động làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động năm tiếp theo.
Tiền nhà ở, tiền chuyên chở công nhân đi và về
•Trong tháng 1 các doanh nghiệp đều chưa trừ. Trong tháng 2, khi có quyết định
mới, các doanh nghiệp đã thu tiền nhà ở với các mức khác nhau, một số doanh nghiệp
trừ cả tiền chuyên chở lao động đi làm và về, việc trừ này được các doanh nghiệp
thực hiện rất tùy tiện, với các mức khác nhau, nên gây nhiều bức xúc cho người lao
động.
• Các khoản trợ cấp như trợ cấp chuyên cần, trợ cấp ăn, trợ cấp làm ca…
Đều bị cắt khi thực hiện trả mức lương tối thiểu mới.
•Thời gian làm thêm: Không có hoặc rất ít.
Một số doanh nghiệp thực hiện trả mức lương học nghề (70% lương tối thiểu) đối với
số lao động sang sau 01/7/2012
Thu nhập của người lao động sau khi được trả theo mức lương tối thiểu mới tăng
không nhiều (khoảng 5-10%), do không có thời gian làm thêm và các khoản phụ cấp, một
số doanh nghiệp thu nhập của người lao động còn thấp hơn khi thực hiện lương cũ, nhất
là đối với số chỉ được trả 70% lương tối thiểu.
Qua hơn hai tháng thực hiện trả lương tối thiểu, nảy sinh nhiều bức xúc của người
lao động do quyền lợi không được như trước và việc không được thực hiện thống nhất
giữa các doanh nghiệp. Đây cũng là các vấn đề chung đối với lao động nước ngoài tại
Malaysia, nên đã có những phản đối tiêu cực như ở một vài nhà máy đình công, lãn công
hoặc không yên tâm làm việc.
3. Việc xử lý của các cơ quan hữu trách
Theo thống kê sơ bộ, Hội đồng tư vấn Tiền lương quốc gia nhận được khoảng
4000 đơn từ các doanh nghiệp xin hoãn thời hạn áp dụng mức lương tối thiểu mới.
Trong đó, 635 doanh nghiệp được chấp thuận, số còn lại khoảng 3400 bị từ
chối. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tiếp tục gửi hồ sơ đến
Hội đồng này (dự đoán có khoảng 600 đến 1000 doanh nghiệp).
Danh sách các công ty, nhà máy được chấp thuận cho lùi thời hạn áp dụng
mức lương tối thiểu mới được công bố trên Website của Bộ nguồn nhân lực
www.mohr.go.my. Thời hạn áp dụng mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp xin
lùi thời hạn không giống nhau.
Do những tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện một số doanh
nghiệp của Malaysia cũng đang gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là đối với
với các doanh nghiệp lớn, gồm nhiều công ty con, nhiều chi nhánh. Do đó, để tạo
điều kiện cho các doanh nhiệp ổn định sản xuất, Chính phủ Malaysia cho
phép các công ty này lùi thời hạn thực hiện mức lương tồi thiểu mới đối với người lao động nước ngoài đến hết ngày 31/12/2013. Với lao động bản địa, mức lương
tối thiểu mới vẫn được áp dụng từ ngày 01/01/2013.
Do các khoản khấu trừ từ tiền lương doanh nghiệp thực hiện khác nhau, gây bức
xúc cho người lao động, Ban QLLĐ Việt Nam đó kiến nghị lên Bộ nguồn nhân lực và
được Tổng thư ký Bộ này đó thông báo như sau:
- Các doanh nghiệp đã thực hiện mức lương tối thiểu được khấu trừ khoản
thuế Levy và chi phí nhà ở từ tiền lương của người lao động, không phân biệt
thời gian đã làm việc tại nhà máy. Mức thuế Levy được khấu trừ là 105RM/tháng
(đối với lao động khu vực sản xuất) và chi phí nhà ở cho người lao động được
khấu trừ không quá 50RM/tháng. Doanh nghiệp muốn khấu trừ chi phí nhà ở
cho người lao động cao hơn mức trên phải gửi đơn đến cơ quan lao động để
xem xét. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không được khấu trừ phụ cấp tiền ăn,
phụ cấp đi lại, vận chuyển, vỡ các phụ cấp này đảm bảo sức khoẻ phục vụ sản
xuất của người lao động. Các phụ cấp khác như: phụ cấp chuyên cần, phụ cấp
tăng ca … do người lao động và chủ sử dụng tự thoả thuận.
- Các doanh nghiệp đang trả 70% lương tối thiểu, thời gian áp dụng không quá 6
tháng đối với lao động nước ngoài sang sau 01/01/2013
- Các công ty outsourcing thuộc diện các doanh nghiệp không được lùi thời
gian áp dụng mức lương tối thiểu mới.
4. Tình hình cung ứng lao động từ sau ngày 01/01/2013
Do chính sách tiền lương tối thiểu từ 01/01/2013 đã đem đến nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, nên các đơn hàng có mức lương cơ bản tối
thiểu 900RM/tháng rất ít và nhiều đơn hàng trong số này không có các khoản phụ cấp,
không có giờ làm thêm. Các công ty môi giới cũng tạm thời không khai thác đơn hàng
trong quý I - 2013, Ban QLLĐ mới thẩm định 42 hợp đồng với tổng số lao động 1.134
người (về ngành nghề: 798 SXCT, 02 dịch vụ, 50 nông nghiệp, thuỷ sản, 280 xây dựng
và 04 GVGĐ)
5. Kiến nghị
Chính sách tiền lương mới đã có hiệu lực 3 tháng, tuy nhiên còn nhiều doanh
nghiệp chưa thực hiện do khó khăn về kinh tế và đã được sự chấp thuận của Chính phủ
Malaysia cho lùi thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó Chính phủ (hội đồng tư vấn tiền lương
quốc gia) vẫn tiếp tục nhận đơn xin gia hạn của các doanh nghiệp đến 30/6/2013 để xem
xét gia hạn thời gian thực hiện.
Đến 30/6/2013 cũng là thời điểm Chính phủ mới đã hình thành, nên việc thay đổi
chính sách tiền lương vẫn có thể xảy ra. Dự báo, đến nửa cuối năm 2013 thị trường lao
động tại Malaysia mới ổn định trở lại.
Để khắc phục tình trạng khó khăn về thị trường hiện nay đề nghị các doanh nghiệp
quan tâm sát sao một số nội dung sau:
1. Đối với lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện trả theo
mức lương tối thiểu 900RM/tháng:
Cần theo dõi việc thực hiện trả lương trong thời gian lao động thử việc của các
doanh nghiệp Malaysia đối với lao động ta có đúng với quy định của Malaysia không,
đàm phán với đối tác không áp dụng trừ tiền thuế levy và tiền nhà ở ít nhất trong 6 tháng
thử việc hoặc chỉ trừ thuế levy khi người lao động gia hạn giấy phép lao động cho năm
tiếp theo. Nếu trừ tiền thuế levy và tiền nhà ở trong thời gian này thì lương của lao động
sẽ thấp hơn mức lương tối thiểu cũ 21RM/ngày.
Có thể đàm phán với chủ không trừ tiền nhà ở.
2. Đối với lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp Malaysia được gia hạn thời
gian thực hiện mức lương tối thiểu đến 12/2013:
Các doanh nghiệp phải chủ động làm việc với các đối tác để đảm bảo việc làm, thu
nhập và các điều kiện như cũ, thông tin đầy đủ đến người lao động để ổn định tư tưởng,
tránh có những phản ứng tiêu cực, vi phạm pháp luật Malaysia.
Đối với các hợp đồng mới, để đảm bảo vừa có tính cạnh tranh, vừa đảm bảo quyền
lợi cho người lao động và tiếp cận mức lương tối thiểu vào cuối năm 2013, đề nghị các
doanh nghiệp đàm phán và chỉ ký kết các hợp đồng có mức lương cơ bản 700RM/tháng,
mức thu nhập tối thiểu 900RM/tháng.