Xuất khẩu lao động Nhật bản : việc nhiều, lương cao

Người lao động Nhật Bản có mức thu nhập khá ổn định 900-1.800 USD/tháng tùy từng công việc.

Anh PNT (quê Quảng Bình) sau thời gian năm tháng học tiếng, với tổng các khoản chi phí hơn 4.000 USD đã sang Nhật làm việc trong ngành xây dựng tại Tokyo từ gần bốn tháng nay. Anh chia se, mặc dù tại Việt Nam đã được học tiếng, giáo dục định hướng kỹ càng nhưng người Nhật rất coi trọng lễ nghi và sự an toàn trong lao động, do đó khi đến Nhật các công ty sẽ tiếp tục đào tạo tiếng và phổ biến nội quy, an toàn cho người xuat khau lao dong thêm một tháng nữa.

xuat-khau-lao-dong-Nhat-Ban-viec-nhieu-luong-cao


Thời gian này người lao động vẫn được trả lương. Kể từ tháng thứ hai trở đi người lao động được hưởng lương chính thức. Theo đó nếu làm đủ ngày công trong tháng, cộng với thời gian làm thêm người lao động có mức thu nhập khoảng 35 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, giá cả sinh hoạt, thực phẩm tại Nhật khá đắt đỏ nên các lao động thường góp gạo nấu cơm chung để tiết kiệm.
Anh T cho biêt, chỗ ăn ở được người sử dụng lao động bố trí khá tiện nghi. Người lao động nhật bản phải tự tổ chức nấu ăn, trả tiền điện, nước hằng tháng. Anh  tính toán: “Nếu người lao động làm việc chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm thì hằng tháng sẽ để dành được khoảng 15-20 triệu đồng gửi về gia đình”.

Bà Phan Thị Thảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Nhân lực Toàn cầu (GMAS), cho biết từ năm 2012 thị trường Nhật Bản đã thu hút nhiều lao động Việt Nam sang làm việc. Đầu việc phổ biến do các nghiệp đoàn từ Nhật đặt hàng gồm điện, điện công nghiệp, cơ khí, xây dựng, nuôi trồng thủy sản, công nghệ thông tin… Các công việc này có mức thu nhập 800-1.200 USD, nếu làm thêm mức thu nhập lên đến 1.700 USD/tháng.

Trong thời gian làm việc tại Nhật, người lao động được các công ty mua xe đạp để làm phương tiện đi làm. Ngoài ra, các khoản bảo hiểm (tai nạn, y tế…) do người sử dụng lao động chịu chi phí. Riêng vé máy bay chiều đi do người lao động tự mua, lượt về người sử dụng lao động chịu chi phí.

Theo bà Thảo, tổng chi phí (bao gồm học tiếng, đào tạo định hướng, vé máy bay, visa…) cho bản hợp đồng ba năm làm việc tại Nhật dao động từ 3.000 đến 3.500 USD. Để sang Nhật làm việc người lao động mất từ bốn đến sáu tháng học tiếng Nhật và giáo dục định hướng như phong tục tập quán, văn hóa, cách ứng xử của người Nhật.

Bà Dương Thị Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn Nhân lực, chia sẻ các công ty tại Nhật có nhu cầu tuyển lao động Việt Nam bắt đầu tăng tốc từ năm 2012. Dự kiến đến năm 2014 nhu cầu vẫn còn cao, trong đó tập trung vào các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, chế biến thực phẩm… Theo bà, Nhật rất có cảm tình với lao động Việt Nam, bởi lao động Việt Nam được đánh giá rất cần cù, siêng năng, ham học hỏi.

Tuy nhiên, các công ty xuat khau lao dong khi đưa lao động đến thị trường này cần hết sức lưu ý để giữ hình ảnh lao động Việt Nam.
+ Sàng lọc, tuyển chọn lao động kỹ càng để vừa đảm bảo tay nghề, vừa hạn chế tình trạng bỏ trốn .
+ Đào tạo tiếng, văn hóa lễ nghĩa Nhật thật bài bản để người lao động có thể hòa nhập ngay cuộc sống vào công việc.
+ Đào tạo nghề, kỹ năng làm việc thuần thục.
+ Có chế tài xử lý lao động bỏ trốn thật quyết liệt để hạn chế lao động bỏ trốn,

Gần 200 hộ lý và điều dưỡng viên sẽ sang Nhật làm việc

Đại sứ quán Nhật và Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH công bố : Gần 200 hộ lý và điều dưỡng viên sẽ tiếp tục sang Nhật Bản làm việc
Tại Hội thảo chương trình đào tạo hộ lý, điều dưỡng viên làm việc tại Nhật Bản ngày 28/8, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, việc tăng chỉ tiêu tuyển chọn lao động y tế sang Nhật Bản làm việc nằm trong Hiệp định Đối tác kinh tế được Chính phủ hai nước ký tháng 10/2012.

Gan-200-ho-ly-va-dieu-duong-vien-se-sang-Nhat-lam-viec

 Đầu năm 2014, Nhật Bản sẽ tiếp nhận 150 điều dưỡng viên và hộ lý sang Nhật làm việc. Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật, văn hóa và kỹ năng cho các ứng viên trong 12 tháng. Những người đạt chứng chỉ tiếng Nhật N3 sẽ được làm việc tại Nhật Bản với hợp đồng 3 năm và mức lương từ 30-50 triệu đồng/tháng. Nếu thi đỗ chứng chỉ y tá của Nhật Bản, họ sẽ làm việc lâu dài ở nước bạn với mức lương có thể tới 120 triệu đồng/tháng.

Xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đức

Cục Quản lý lao động ngoài nước công bố chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại Đức
Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á được Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) lựa chọn thí điểm đưa 100 điều dưỡng viên sang các cơ sở đào tạo của Đức học chương trình chăm sóc người già 2 năm.

Xuat-khau-lao-dong-sang-lam-viec-tai-Duc

Chưa đầy 1 tuần, sau khi Bộ lao động thương binh và xã hội công bố chương trình tuyển điều dưỡng viên sang Đức, Phòng xuất khẩu lao động công ty cung ứng lao động có địa chỉ tại Long Biên (Hà Nội) tuyển chọn 10 ứng viên điều dưỡng sang học tập tại Cộng hòa liên bang Đức.
Người lao động nhu cầu đi chương trình điều dưỡng viên tại Đức, có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước.Chỉ có 100 người đạt yêu cầu tiếng Đức sẽ được sang học chuyên môn chăm sóc người già tại Đức.
Trước mắt phía Đức sẽ đài thọ mọi chi phí để bồi dưỡng năm trong 20 thợ hàn đầu tiên đưa sang làm việc trước, 15 người còn lại sẽ đi sau. “Về cơ bản, dự án này người lao động sẽ không nộp các chi phí dịch vụ xuất khẩu lao động” 
Ngoài ra, dự án này cũng sẽ tuyển chọn 20 kỹ sư để bồi dưỡng đào tạo đưa sang Đức làm việc trong bốn lĩnh vực gồm khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, kỹ thuật và toán học. Các kỹ sư này nếu được tuyển chọn sẽ làm việc tại Đức không giới hạn thời gian.
Một người Việt Nam đang ở thành phố Munich của Đức cho biết mức lương ở Đức dao động từ 1.000 - 2.500 euro tùy theo các loại ngành nghề và vị trí công việc, cá biệt ở Đông Đức vẫn có mức lương 800 euro/tháng vì tình trạng thất nghiệp tại đây cao hơn Tây Đức. 
Cục đã kết thúc đợt nhận hồ sơ đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại Đức 

Hỗ trợ lao động di cư - không chỉ la chữa cháy

Trong vòng 5 năm gần đây, có 6,5 triệu lao động đã di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp; trong đó 80% là vì mục đích mưu sinh. Đáng chú ý, có đến gần 70% lao động di cư là thanh niên trẻ dưới 30 tuổi và đang gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống đòi hỏi cần phải có những hỗ trợ kịp thời cho nhóm lao động trẻ này.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” , vấn đề thiếu nhà ở vẫn là nỗi khó khăn lớn nhất đối với lao động di cư, có tới 86,3% lao động di cư phải thuê nhà ở và chỉ có 2,9% đã mua được nhà. Tiền thuê nhà, điện nước sinh hoạt chiếm tới 23% thu nhập của người lao động. Đặc biệt, hơn 85% lao động di cư phải trả tiền điện, nước sinh hoạt theo giá của chủ nhà và cao gấp 2-3 lần giá theo quy định. Mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất đối với lao động di cư là tìm nhà ở/thuê giá rẻ.
Chính vì những khó khăn về nhà ở, tích lũy hạn chế khiến đại đa số lao động di cư không có định hướng lâu dài cho công việc của họ, gần 60% lao động di cư không biết dự định sẽ sinh sống ở địa phương nơi làm việc trong bao lâu và chỉ có 7,5% lao động quyết định sẽ định cư hẳn.
“Kết quả nghiên cứu đã đặt ra một yêu cầu mới trong hoạch định chính sách, đó là có tới 47% số lao động di cư đã kết hôn; trong đó 31,8% lao động di cư sống với vợ, chồng và 14,5% sống với con cái, vì vậy, họ sẽ muốn ở lại ổn định hơn và là đối tượng cần được chú ý để xây dựng chính sách hỗ trợ về nhà ở tốt hơn,” ông Đặng Đình Long nói.
Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động-Việc làm-Tiền nhấn mạnh: “Thực tế có rất nhiều lao động không muốn ở các khu nhà giá rẻ dành cho công nhân mà muốn thuê nhà bên ngoài ở vì họ có con nhỏ, không muốn bị quản lý theo quy chế do công ty đặt ra.” Bà cho rằng, đối lượng lao động di cư hiện nay đa số là lao động trẻ với nhu cầu kết hôn, sinh con nên mong muốn về nhà ở ổn định sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch cũng cần nghiên cứu rõ mong muốn, yêu cầu thực tế của lao động di cư để xây dựng các khu nhà ở sao cho phù hợp và có tính bền vững, lâu dài. Không hỗ trợ kiểu “chữa cháy”
Kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít lao động nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước để khắc phục khó khăn khi di cư. Có tới 67,1% người lao động tự khắc phục khó khăn; 18,5% nhờ bạn bè, đồng hương giúp đỡ và 15,7% nhờ họ hàng. Hiện nay, việc hoạch định chính sách dành cho lao động di cư của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội vẫn chỉ dừng ở mức hỗ trợ lao động sau khi di cư. Các chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng một chu trình hỗ trợ khép kín từ khi lao động chuẩn bị di cư khỏi địa phương đến khi tìm được việc và ổn định cuộc sống.
 Theo ông Đặng Đình Long, “ngành lao động không thể chỉ đi ‘chữa cháy’ mà phải được tham gia vào từ việc quy hoạch các khu công nghiệp đến hoạch định chính sách phát triển dài hạn của địa phương để kịp thời xây dựng những chính sách cho lao động trước và sau khi di cư.” Bà Nguyễn Thị Dân thì nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là làm sao để lao động di cư có tổ chức, không để tình trạng cả nơi lao động đến và đi đều không được hỗ trợ.

Đối với vấn đề xây dựng chính sách hỗ trợ lao động di cư, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Dương cho rằng cần phải thay đổi việc phân bổ ngân sách địa phương tính theo hộ khẩu, dân số địa phương đối với những nơi có nhiều lao động di cư tới

Thành lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS

Trước tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc còn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp về việc tăng cường quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS rất được chú trọng, thể hiện ở Quyết định số 1225/QĐ-LĐTBXH ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc thành lập Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc trực thuộc Trung tâm lao động ngoài nước.

Thanh-lap-van-phong-quan-ly-lao-dong-Viet-Nam-theo-chuong-trinh-EPS

Theo quyết định này, văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS chịu sự quản lý của cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc có chức năng quản lý người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS; phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc trong việc tuyên truyền, vận động người lao động Việt Nam thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam; hỗ trợ, hướng dẫn hoặc trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.

Với việc thành lập trung tâm này, lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, ý thức tuân thủ pháp luật hai nước của lao động Việt Nam sẽ ngày càng tốt hơn, qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng

Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người xuất khẩu lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động EPS. Theo đó, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng.


Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thăm lao động ở Hàn Quốc

Khoản tiền ký quỹ trên nhằm ràng buộc trách nhiệm của người lao động , ngăn ngừa tình trạng lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ở lại Hàn Quốc. Cụ thể, trong trường hợp người xuất khẩu lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra (nếu có);
Trường hợp bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc thì người lao động sẽ không được hoàn trả tiền ký quỹ. Số tiền này được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành nơi người lao động cư trú.
Quyết định cũng nói rõ người lao động nếu thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu thì được vay 100% tiền ký quỹ từ ngân hàng này. Trong trường hợp vi phạm, tiền ký quỹ của người lao động sẽ bị sử dụng để trả khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời điểm thí điểm ký quỹ theo quyết định trên là 5 năm, kể từ ngày 21-8-2013.

Tốt nghiệp đại học làm phục vụ nhà hàng

Mấy người làm cùng với tôi chẳng ai có bằng đại học, có người mới học hết cấp 3 nhưng giờ họ tự lo được cho cuộc sống của mình vì họ không mất mấy năm học đại học. Họ không phải lo kiếm tiền đóng học phí, không phải nọ tiền ai, ngược lại, họ còn có tiền để dành

Tôi năm nay 25 tuổi, tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật điện đã một năm nhưng vẫn chưa xin được việc. Tôi đã nộp hồ sơ rất nhiều nơi và hy vọng sẽ tìm được một công việc phù hợp với ngành mình học, nhưng sự thật không hề dễ dàng chút nào.

Đặc thù ngành của tôi là xin vào các cơ quan nhà nước, chi nhánh điện, nhà máy điện nhưng để xin được vào đó phải có quen biết và có tiền, trong khi tôi đều không có cả 2

Tôi đã nộp hồ sơ vào các công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng họ yêu cầu kinh nghiệm. Một sinh viên mới tốt nghiệp như tôi lấy đâu ra kinh nghiệm? Nhiều nơi tôi đến nộp hồ sơ họ còn chẳng thèm đọc mà bỏ qua một bên nói là khi nào cần sẽ gọi. Đợi mãi, đợi mãi vẫn không có hồi âm

HOàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ tôi đã phải vay mượn rất nhiều, nên tôi không thể cứ ngồi chờ đươc. Tiền nợ thì cũng đã đến hạn trả

Bố mẹ rất kỳ vọng vào tôi, các cụ cứ nghĩ tôi ra trường xong sẽ kiếm được việc làm, sẽ trả được nợ nần, nhưng giờ tôi còn chưa lo được cho bản thân mình. Với vị trí một nhân viên phục vụ nhà hàng, nếu có làm quần quần cả tháng cũng chỉ được 3 triệu. Chi tiêu dè xẻn tôi cũng dành ra được có vài ba trăm nghìn để tiết kiệm.

Vì biết gia cảnh mình nghèo khó nên 5 năm đại học tôi đã làm đủ các nghề như: nhân viên bán hàng, gia sư, rửa bát, nhặt bóng tennis… Trong suốt quãng đời sinh viên tôi không dám đòi hỏi bố mẹ phải mua cho mình bất kỳ thứ gì. Với sự cố gắng tôi đã tự mua được cho mình một chiếc laptop vào năm thứ 4.

Nhiều lúc tôi tự hỏi không biết mình học đại học để làm gì? Bốn năm học biết bao nhiều là tốn kém để rồi phải mang nợ không biết đến khi nào mới trả hết.

Tôi biết mình kém cỏi, đọc trên báo thấy nhiều người vượt khó để trở nên thành đạt, tự ngẫm lại mình mà thấy xấu hổ. Nhiều đêm không ngủ được, gác tay lên trán tôi cứ suy nghĩ mãi, không biết tiếp theo tôi sẽ phải làm gì để tìm được công việc, làm gì để có tiền trả nợ.

Vừa rồi gặp lại anh bạn học khá nhất lớp đại học của tôi, anh ấy đã thôi không làm giảng viên một trường trung cấp nghề vì lương thấp. Anh bảo tôi đi xuất khẩu lao động sang Nhật với anh. Tôi cũng muốn đi mấy năm lấy vốn làm ăn, trả nợ và lo cho tương lai của mình.

Nhưng giờ muốn đi thì lại phải vay tiền, nếu suôn sẻ thì không sao nhưng lỡ trục trặc thì lại tiếp tục mang nợ vào người. Giờ tôi đang rất phân vân, không biết đâu là con đường đúng cho mình trong lúc này

Xuât khẩu lao động: thuyền viên Việt Nam làm việc 18 tiếng/ngày, ăn uống khổ cực

Lao động vất vả, ăn uống kham khổ với thực phẩm chủ yếu là cá mồi đã thối, xin về nhà không được, thuyền viên Việt Nam lên kế hoạch nhảy xuống biển để trốn.

Sáng nay, 4 thuyền viên Đào Ngọc Trung (27 tuổi), Trần Văn Dương (31 tuổi), Hồ Thanh Tùng (30), Lê Văn Chính (20 tuổi, cùng ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã có mặt quê sau những tháng ngày mệt mỏi nơi xứ người.

Anh Trung cùng với anh Dương lên tàu Cheng Cheng Shipping của ông chủ người Đài Loan để đi xuất khẩu lao động. Trên tàu có tất cả 25 người, trong đó 16 người Philippines, 4 người Trung Quốc, 4 người Việt Nam, một người Indonesia.

Xuât-khau-lao-dong-thuyen-vien-Viet-nam-lam-viec-18h-1 ngay-an-uong-kho-cuc

Tàu bắt đầu ra khơi đánh cá ngừ. Anh Trung làm đầu bếp còn 3 thuyền viên người Việt khác làm mồi, kéo câu trên tàu. Theo 4 thuyền viên, công việc của họ bị quá tải, chủ tàu quản lý rất chặt chẽ. "Hầu như ngày nào cũng làm việc 18 giờ một ngày. Nếu không làm việc đúng giờ thì chủ tàu dọa không chấm công", anh Trung kể.

Không chỉ làm việc nhiều giờ,quá sức, các thuyền viên còn phải ăn uống kham khổ. Buổi sáng chủ yếu là ăn cháo, buổi trưa và tối hầu như ăn cơm với cá mồi câu đã bị tanh ươn. Nhiều con cá làm mồi câu đã hôi thối nhưng chủ tàu vẫn ra lệnh nấu lên để ăn. Lâu lâu họ mới được ăn vài cọng rau, miếng thịt gà. Hoặc hôm nào câu được nhiều cá thì chủ tàu cho đổi bữa.

Làm việc mệt nhọc, ăn uống khổ cực khiến nhiều thuyền viên chán nản.Các thuyền viên VN xin nghỉ việc để về nước nhưng lại không được chủ tàu chấp nhận.Và họ đã lên kế hoạch chạy trốn

Anh Trung cho biết, ý tưởng nhảy xuống biển trốn đã được cả 4 người bàn bạc từ trước lúc tàu vào kênh Panama. Họ ngồi chú ý tới các tàu thuyền qua lại quanh con tàu mình ở để căn khoảng thời gian nhảy xuống sẽ được cứu. 0h đêm 14/8, khi thấy con tàu tiến đến gần cột báo hiệu trên biển, 4 người mặc áo phao, cầm can nhựa nhảy xuống biển.

"6 giờ lênh đênh trên biển, có lúc chân tay lạnh cóng, tôi nghĩ mình sẽ chết. Nhưng nghĩ đến con nhỏ chưa đầy 1 tuổi và vợ ở quê nên tôi gắng hết sức. Khi được tàu cảnh sát Panama cứu tôi mới biết mình sẽ có cơ hội gặp vợ con", anh Trung ôm con trai vào lòng và kể lại.

Được cứu lên bờ, cả 4 người bày tỏ nguyện vọng được trở về nước. Ngày 17/8, 4 người lên máy bay và chiều 19/8 đã về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội).

Cả 4 người đều cho rằng, nhảy xuống biển rất nguy hiểm nên không thể đánh liều với tính mạng của mình. Hơn nữa, họ đang bị công ty nợ lương. Cụ thể, anh Trung bị nợ 2 tháng cùng 5 triệu tiền cọc phá vỡ hợp đồng. Lương thực của anh Trung là 500 USD nhưng gia đình nhận được 400 USD. Anh Trần Văn Dương bị nợ 4 tháng lương (mỗi tháng gia đình nhận 6 triệu đồng). Anh Tùng còn 3 tháng lương (mỗi tháng 7 triệu đồng). Số tiền họ nộp cho công ty xuất khẩu lao động là 11-17 triệu đồng / người.

 Trần Văn Dương giọng buồn rầu: "Đây là lần đầu em mang mộng làm giàu để đi xuất khẩu lao động. Nhưng có lẽ đây cũng là lần cuối vì không ngờ lại cực như thế. Bây giờ trước mắt có lẽ em chỉ ở nhà đi biển với anh em người thân ở quê, được con tép thì ăn tép, được tôm thì ăn tôm chứ không dám nghĩ tới xuất khẩu lao động lần nữa đâu", Dương nói và mong muốn được công ty thanh toán hết tiền lương để anh trả nợ và trang trải cuộc sống.

Người mở đường cho Người Việt mưu sinh ở Angola

Tại Angola, không ai là không biết đến tên Lê Thiết Thảo, người đã có công  khai phá thị trường lao động, tạo cơ hội cho nhiều người làm giàu.

Nguoi-mo-duong-cho-nguoi-Viet-muu-sinh-o-Angola

Lao động Việt Nam làm thợ xây tại tỉnh Huambo, Angola

Ông Thảo sinh ra ở vùng quê nghèo Kỳ Châu (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Lớn lên, ông tình nguyện tòng quân vào Nam đánh Mỹ. Xuất ngũ, ông thi đỗ vào khoa tiếng Pháp, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau hai năm học tập, ông được đưa sang Mô-zăm-bích học thêm tiếng Bồ Đào Nha. Sau đó, ông được cử sang Angola làm chuyên gia quản lý giáo dục tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước này.

Khi chúng tôi đặt chân đến Angola, từ các chuyên gia y tế, giáo dục uy tín đến lao động phổ thông, ai cũng thể hiện sự tôn trọng đối với ông Thảo. Nhiều người nói, chính ông Thảo là người mở đường để hàng ngàn thanh niên nghèo ở các miền quê Việt Nam sang Angola làm giàu.

Tại khu chung cư của các chuyên gia Việt Nam. Nói là khu chung cư của các chuyên gia hàng đầu nhưng khá xập xệ. Thang máy hỏng từ lâu, tường bong tróc, hôi hám. Có lẽ toà nhà này được xây từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đi bộ lên tầng 5, ra cửa tiếp chúng tôi là Phó giáo sư Nguyễn Tấn Cường.
Ông Cường (75 tuổi) từng là giảng viên của Đại học Nông nghiệp, sang Angola làm chuyên gia giáo dục được 24 năm tâm sự, ông Lê Thiết Thảo có công rất lớn với bà con người Việt tại Angola. Không chỉ ở Thủ đô Luanda mà xuống tận các tỉnh như Huambo, Benguela, Lubangu... đâu cũng có dấu chân của ông Thảo.

 “Có lẽ vì sinh ra và lớn lên ở quê nghèo nên ông Thảo hiểu được khát vọng làm giàu của các bạn trẻ Việt Nam. Ở Angola, những ai có khát vọng, làm ăn chính đáng, người đó sẽ thành công và được kính trọng”.
Ông João Mamel Bernardo- Đại sứ Angola tại Việt Nam

Xe dừng chân tại tỉnh Uhumbo. Giơ tay chỉ một người bạn, ông Thảo bảo đó là Đức (Đức Gala). Cách đây hơn 10 năm, Đức Gala sang Angola với hai bàn bàn tay trắng. Thế mà giờ đã trở thành triệu phú đô la. Gặp lại ân nhân, Đức Gala cười tươi, rồi mời chúng tôi về dinh thự. Ông Thảo kể, hồi còn ở Hà Nội, vì Đức toàn chơi với người “có số má” ở quận Long Biên. Sợ chồng bê tha, vợ Đức đã nhờ ông đưa sang Angola làm việc. “Nó vừa trúng gói thầu xây căn hộ cho Bộ Quốc phòng Angola với giá trị hàng chục triệu USD”,ông Thảo nói.
Bằng kinh nghiệm 20 năm ở lục địa đen, ông Thảo nói tiếng Bồ Đào Nha như người bản địa (người Angola nói tiếng Bồ Đào Nha). Ông từng là Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu MQ - Comércio General Lê Thiết Thảo lừng danh một thời tại Thủ đô Luanda. Ông cũng là bạn hàng tin cậy của nhiều đối tác nước bạn. Chính ông là nhịp cầu quan trọng, kết nối hàng hoá giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Angola.


Hàng ngàn lao động Việt Nam đã được ông Thảo đưa sang Angola làm việc.

Tôi hỏi vì sao ông chọn một quốc gia châu Phi xa xôi như Angola để làm ăn, ông cười bảo, chính những nơi xa xôi, khó khăn, người Việt mới dễ làm ăn. Vấn đề là phải biết chớp thời cơ, và có đầu óc. Suốt quãng đời gần 20 năm gắn bó với Angola nên ông Thảo coi đây như quê hương thứ hai. Sau ông, hai em trai là Lê Thạch và Lê Thuận cũng sang định cư tại Angola và trở thành những doanh nhân thành đạt.
Khi không còn làm quản lý chuyên gia giáo dục tại Đại sứ quán Việt Nam ở Angola ông chuyển sang làm kinh doanh. Ban đầu là qua trao đổi giữa Cty xuất nhập khẩu chuyên gia lao động (IMF) với Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ (VTC) của Đài Truyền hình Việt Nam. Từ vị trí Giám đốc Văn phòng đại diện VTC ở Angola, ông Thảo đã thiết lập được mạng lưới đối tác xuất và nhập hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang nước bạn.

Nguoi-mo-duong-cho-nguoi-Viet-muu-sinh-o-Angola

Hàng ngàn lao động trẻ của Angola cũng được các công ty Việt Nam tạo công ăn việc làm, trả lương cao. 

Sau đó, ông thành lập Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp riêng có tên MQ với kho` hàng rộng 1.000m2 tại trung tâm thương mại sầm uất São Paulo ở Thủ đô Luanda. Công ty MQ của ông dần lớn mạnh, chi nhánh được mở ở tất cả 18 tỉnh thành của Angola. Từ thời điểm này, ông bắt đầu đưa người xuất khẩu lao động sang Angola. Ở tỉnh nào, ông cũng thiết lập một cửa hàng chuyên chụp và xử lý ảnh (ở Angola gọi là láp ảnh). “Năm 2000, láp ảnh chính là công cụ kiếm tiền của người Việt Nam. Có những ngày, thu tới hàng chục ngàn USD”, ông Thảo kể.
Để tạo việc làm cho người lao động, tại trung tâm thương mại São Paulo, ông Thảo mở nhiều ki ốt bán quần áo. Biết người Angola rất thích màu mè, sặc sỡ nên hàng hoá tại các ki ốt của người Việt được đặt hàng và nhập từ TP Hồ Chí Minh sang. Hàng hóa đa chủng loại, chất lượng, giá rẻ nên thu hút đông đảo người dân Angola đến mua. Với mô hình “một láp ảnh - một cửa hàng”, làm ăn đi từ nhỏ tới trung bình, sau đó mở rộng địa bàn theo kiểu chân rết từ Thủ đô Luanda đến các tỉnh, thành phố khác của ông Thảo được đánh giá là mô hình thành công nhất và phù hợp nhất với thị trường Angola.

Trên chặng đường hàng ngàn kilômét ở tại xứ sở xa xôi này, ở đâu chúng tôi cũng được cộng đồng người Việt tiếp đón và hoanh nghênh. Dù bây giờ ông Thảo đã không còn kinh doanh lớn ở Angola nữa nhưng trong ánh mắt của nhiều người, họ vẫn tôn sùng ông. Tất cả cơ ngơi đồ sộ tại Angola, ông Thảo đã bàn giao lại cho người thân và bạn bè. Mỗi năm, ông chỉ đi lại hai ba lần để thăm thú và giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Angola khi họ có việc cần nhờ về thủ tục, giấy tờ.
Ông Đỗ Bá Khoa, Đại sứ Việt Nam tại Angola cho biết, ông Lê Thiết Thảo là Chủ tịch đầu tiên của Hội người Việt Nam tại Angola. Năm 2002, với những cống hiến của mình, ông Thảo được Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng bằng khen. Ông Thảo còn được Chính phủ Mô-zăm-bích cử làm Lãnh sự danh dự tại Việt Nam.

Làn sóng lao động nhập cư và kinh tế toàn cầu

Đến Hàn Quốc có người Việt Nam, đến Arap Xeeut có người Philippines, đến Sri Lanka có người Dubai...Làn sóng lao động nhập cư đang lan rộng toàn cầu. Người đi xuất khẩu lao động đã gửi về nhà nhiều tỉ đô la mỗi năm.Số tiền này đã làm lu mờ tất cả các khoản trợ giúp của chính phủ, giảm bớt nghèo khó và thúc đẩy phát triển

 Hiện nay, số tiền mà người xuất khẩu lao đông gửi về nước là nguồn thu nhập lớn nhất, tăng nhanh nhất và đáng tin cậy nhất của các nước đang phát triển. Theo tỷ trọng GDP, nước được nhận nhiều nhất là Tajikistan (chiếm 47% GDP), Liberia (31%), Kyrgyzstan (29%), Lesotho (27%), Moldova (23%) và Nepal (22%). Công nhân xây dựng Philippines tại Dubai Dilip Ratha, chuyên gia kinh tế cao cấp WB, nói: “Gần một tỉ người, tức là cứ 6 người thì có 1 người có thể được nhận hỗ trợ từ hình thức này. Tỷ lệ trên vô cùng to lớn, nó còn hơn cả chúng ta nghĩ và có khả năng sẽ thay đổi”. Nhờ hàng triệu giao dịch như thế mà số lượng tiền gửi về hằng năm của Mexico tăng gấp đôi từ năm 2002, chỉ đứng thứ hai sau dầu hỏa là nguồn cung cấp tiền cho đất nước - theo chuyên đề về lao động nhập cư toàn cầu do Los Angeles Times thực hiện. Các nước đang phát triển khác cũng phụ thuộc rất nhiều vào số tiền của dân di cư. Lao động Brazil ở Nhật gửi hơn 2 tỉ USD về nhà mỗi năm, nhiều hơn mức xuất khẩu cà phê của nước nhà. Số ngoại tệ này còn hơn mức xuất khẩu trà ở Sri Lanka và du lịch ở Morocco đem lại. Ở Jordan, Lesotho, Nicaragua, Tongo… nó cung cấp hơn 1/4 của tổng sản lượng quốc gia. Trong một số trường hợp, nền kinh tế quốc gia gần như lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền gửi lao động nhập cư bởi nó chiếm gần 1/2 GDP trong một năm, chẳng hạn Haiti năm 2008 hay Tajikistan năm 2011 (3,1 tỉ USD, chiếm gần 50% trong GDP 6,5 tỉ USD).

 Không giống như viện trợ nước ngoài phần lớn đi vào các thị trường nổi lớn, tiền gửi từ nước ngoài được phân chia đồng đều hơn và ổn định hơn. Ratha cho biết, nó có khuynh hướng tăng nhiều hơn vào thời điểm khó khăn lúc xảy ra suy sụp kinh tế hay thiên tai ở quê nhà của dân nhập cư, khi mà vốn tư nhân có khuynh hướng giảm xuống. Các nước giàu cũng bắt đầu nhận thấy rằng, những công nhân nhập cư bình thường có thể giúp quê hương bớt nghèo.
Số tiền gửi về nước đang thu hút sự chú ý bởi vì chẳng có gì ràng buộc nó, không giống như các khoản cho vay phát triển hay vốn tư nhân. Nó không cần thủ tục tốn kém quản lý, các công chức quan liêu cũng không thể dòm ngó được. Cuộc thăm dò trong các hộ gia đình thực hiện bởi WB cho thấy, số tiền gửi về nước này đã làm giảm tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khó ở Uganda, Bangladesh và Ghana...
Sự cần thiết của một chính sách lâu dài Giới kinh tế học cho rằng, số tiền gửi này đem lại lợi ích không đồng đều và đôi khi phù phiếm bởi vì nhiều chính phủ không áp dụng được các nguyên tắc cơ bản phổ biến cho phát triển như: cung cấp nhiều dịch vụ công cộng, trường học và bệnh viện hơn cho các vùng nghèo, tăng cường hệ thống pháp luật để khuyến khích đầu tư cá nhân, phổ biến rộng rãi tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
Đã có 2 phương án xuất hiện ở Mỹ Latinh nhằm trọng tâm là xác định số thu nhập từ tiền gửi từ hải ngoại và tận dụng mọi cách để mở rộng số tiền đó. Một cách là thuyết phục người nhận tiền mở tài khoản tiết kiệm để số tiền đó được tái sử dụng vào các khoản cho doanh nghiệp nhỏ vay.
 Tuy nhiên, cần nói rõ rằng, hàng triệu người làm việc ở nước ngoài góp phần giúp nước nhà sống được, chứ chưa thịnh vượng lên. Và lao động ở nước ngoài cũng lắm truân chuyên. Đó là cuộc sống của sự hy sinh đầy rủi ro và cô đơn. Họ chăm sóc người bệnh ở California, lái xe chở nhiên liệu ở Iraq, lái tàu chở hàng qua kênh Panama và đưa thuyền vượt vịnh Alaska. Họ rót rượu sake cho khách Nhật và nuôi con các doanh nhân Arập. Họ là nguồn xuất khẩu thành công nhất của Philippines. Ba thập niên trước, khi tìm kiếm tài chính và lối ra cho dân số đang tăng nhanh, Tổng thống lúc đó là Ferdinand Marcos đã khuyến khích dân Philippines đi tìm việc ở nước ngoài.

Lan-song-lao-dong-nhap-cu-va-kinh-te-toan-cau


 Qua thời gian, công nhân hải ngoại đã trở thành trụ cột của nền kinh tế. 9 triệu người Philippines đang làm việc ở nước ngoài. Mỗi ngày có hơn 3.100 người rời khỏi đất nước. Công nhân Philippines gửi về nước hơn 19,4 tỉ USD năm 2012, tương đương 10% tổng sản lượng quốc gia. Trên khắp thế giới, những công nhân này đã tạo được tiếng vang về tính táo bạo và chăm chỉ. Họ bao gồm cả một số người tài năng nhất của Philippines, được giáo dục tốt và biết nhiều ngôn ngữ. Kiếm được nhiều tiền hơn tổng thống nhưng… Rõ ràng Philippines đang “chuyên nghiệp hóa” trong thị trường lao động nhập cư. Trên đấu trường cạnh tranh này, Philippines có lợi thế là họ nói tiếng Anh. Nói chung họ được giáo dục tốt hơn công nhân từ các nước như Bangladesh, Sri Lanka hay Indonesia và họ còn có tiếng là hiền lành. Có cả một bộ máy hành chính xung quanh họ. Bộ phận quản lý việc làm ở nước ngoài của Philippines giúp tìm kiếm việc làm ở các nước khác, khuyến khích công nhân ra nước ngoài. Tổ chức phát triển kỹ năng và giáo dục kỹ thuật như: mở các lớp đào tạo miễn phí kỹ thuật hàn, lái xe tải nặng và các kỹ năng khác. Phòng phúc lợi của công nhân ở nước ngoài đặt quan hệ ngoại giao khắp thế giới để chăm lo cho các công nhân Philippines ở nước ngoài. Những người đem hoặc gửi tiền về nước không phải trả thuế thu nhập. Chính phủ còn hỗ trợ lại công nhân thiết bị và dụng cụ giá rẻ để giúp họ mở kinh doanh nhỏ. Với mức độ khuyến khích đó, ngành công nghiệp đã phát triển để kết nối công nhân với việc làm. Có hơn 1.500 đại diện tuyển dụng có giấy phép. Một vài chỗ cung cấp tập huấn: 6 tháng cho vũ công, 4 tháng cho thuyền viên, 2 tuần cho người giúp việc - đổi lại là một phần phí từ lương của công nhân. Hiện thời, dân Philippines làm việc ở mọi nước trừ Bắc Triều Tiên… Với lao động nhập cư Philippines, làm đầu bếp trên tàu chở hàng có thể kiếm nhiều tiền (1.000USD/tháng), hơn lương chính thức của tổng thống. Một ca sĩ trong quán bar ở Nhật có thể kiếm nhiều hơn một thượng nghị sĩ.
Nhưng các khoản phí có thể lên tới cả ngàn đôla và công việc càng tốt thì cái giá càng cao.

Các nhà làm luật đã tập trung tạo điều kiện dễ dàng cho công nhân hơn là kiểm soát thu nhập của họ để phát triển kinh tế. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu lao động đã trở thành công thức cho sự trì trệ. Một thời từng là một trong các nước mạnh nhất châu Á, nay kinh tế Philippines xếp hạng gần cuối bảng. Chính phủ đầu tư ít tiền vào sản xuất, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nền kinh tế thậm chí chẳng tạo ra nổi 1,5 triệu việc làm mỗi năm cần thiết để bắt kịp tốc độ gia tăng dân số. Người dân Philippines đã quá phụ thuộc vào số tiền từ hải ngoại đến nỗi ý nghĩ về việc không có nó thật đáng sợ. Ding Lichauco, nguyên Chánh văn phòng kế hoạch kinh tế của đất nước cho biết: “Số tiền từ nước ngoài là thứ duy nhất giữ cho nền kinh tế vận động...”.

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, hiện có hơn 215 triệu người không sống ở nước nơi họ sinh ra; và hơn 700 triệu người di cư ngay trong nước họ. Thực tế này cho thấy, chính phủ các nước cần phải có chính sách thích ứng đối với hiện tượng di dân đang diễn ra toàn cầu, với những ảnh hưởng ngày càng thấy rõ ở kinh tế lẫn xã hội. Dự báo dòng tiền gửi từ lao động nhập cư sẽ tăng đến 608 tỉ USD năm 2014…

Canada đẩy nhanh thủ tục nhập cư cho lao động ngoại tay nghề cao

Chính phủ Canada vừa thông qua cơ chế mới giúp đẩy nhanh tiến trình giải quyết thủ tục nhập cư cho lao động người nước ngoài tay nghề cao nhằm đáp ứng tình trạng "thiếu lao động trầm trọng" ở quốc gia này.

Bộ trưởng Quốc tịch và Nhập cư Canada Chris Alexander ngày 18/8 cho biết cơ chế mới chú trọng tới việc đưa các lao động nước ngoài có tay nghề cao vào danh sách ưu tiên xét duyệt cấp giấy thường trú tại Canada.
Tuy nhiên, các lao động nước ngoài phải có giấy mời làm việc tại Canada hoặc chứng chỉ tay nghề cao do một đơn vị hành chính của Canada cung cấp, trong đó khẳng định lao động nhập cư sẽ được tạo ngay công ăn việc làm và có đủ khả năng bắt tay ngay vào công việc khi đặt chân đến nước này thì mới được xét vào diện này.

Canada-day-nhanh-thu-tuc-nhap-cu-cho-lao-dong-tay-nghe-cao


 Ngoài ra, để được nhập cư, những lao động tay nghề cao cũng phải đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ cơ bản, có ít nhất 2 năm làm việc ở trình độ tay nghề cao và những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho công việc. Các công việc được xếp hạng ưu tiên cao nhất là thợ điện, thợ hàn, thợ cơ khí thiết bị hạng nặng và thợ đường ống.
Bộ trưởng Phát triển Xã hội và Việc làm Canada Jason Kenney cho biết cơ chế nhập cư mới là cách duy nhất giúp Canada đẩy nhanh việc tuyển dụng lao động nước ngoài tay nghề cao, vừa giải quyết vấn nạn thiếu hụt lao động trình độ ở Canada hiện nay vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo ông Kenney, trong 10 năm tới, Canada sẽ cần hàng trăm nghìn lao động có trình độ, nhất là những người làm nghề thợ xây, thợ mộc, thợ ống nước và thợ điện. Theo quy định nhập cư cũ của Canada, thời gian để một người được cấp thẻ thường trú đôi khi lên tới 10 năm, không còn phù hợp với thực tế thiếu hụt trầm trọng lao động trình độ chuyên môn cao hiện nay.

Nỗi khổ xuất khẩu lao động chui

NGa vừa thực hện chiến dịch quét lớn nhằm vào lao động bất hợp pháp tại Mátxcơva tuần trước, tạm giữ nhiều người bao gồm cả người VN.

Báo chí VN đã nhiều lần nhận được những lời kêu cứu từ người thân hoặc chính những người xuất khẩu lao động Việt Nam  bị lừa đảo, bị đẩy vào (hoặc tự họ lựa chọn) cảnh sống và làm việc bất hợp pháp nơi xứ người, chủ yếu là từ Nga và Hàn Quốc.

Noi-kho-xuat-khau-lao-dong-chui

Cảm thông, chia sẻ với tình cảnh đồng bào mình đại đa số vì nghèo mà phải chấp nhận liều thân kiếm sống nơi xa lạ bao nhiêu, thì dư luận cũng không thể không đặt ra nhiều câu hỏi mổ xẻ những điều được cho là gốc rễ của vấn đề. Cũng lại là phần chìm của 1 tảng băng trôi bao lâu nay vẫn luôn trở đi trở lại ám ảnh tâm tư của cộng đồng người VN cả trong nước và ở nước ngoài. Nói cách khác, khi “soi” một vấn đề nào cũng cần từ cả 2 phía, không thể chỉ luôn đổ lỗi cho người khác như cách mà khá nhiều người VN lâu nay vẫn làm để tự biện hộ cho những hành vi không đúng đắn (thậm chí rất sai trái) của chính mình:

Và vẫn như trong bao lĩnh vực khác khi cái khó bó cái khôn, nhiều bạn đọc lại tiếp tục tranh luận, phân tích, lật đi lật lại những nghịch lý, những góc khuất đằng sau bề nổi của lĩnh vực xuất khẩu lao động. Sự liều lĩnh lao vào cảnh sống bất hợp pháp chắc chắn không thể chỉ có từ phía các lao động Việt Nam

Trông cậy vào ngành LĐTBXH, nhưng lòng tin của dân với nhiều cán bộ lẽ ra chuyên tâm lo cho dân này ngày càng mong manh…


Bế giảng khóa đào tạo tiếng Đức cho điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại Đức

Sáng nay 15/8/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã phối hợp với cơ sở đào tạo liên kết giữa công ty GAET và Trường trung cấp nghề Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ trao chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu tiếng Đức trình độ A2.

Trên cơ sở thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) về việc thực hiện chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức trong lĩnh vực chăm sóc người già, 120 điều dưỡng viên Việt Nam đã được tuyển chọn để tham gia học tiếng Đức từ đầu tháng 3/2013 tại cơ sở đào tạo liên kết giữa công ty GAET và Trường trung cấp nghề Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Bộ Quốc phòng). Sau 6 tháng học tập, 107 học viên đã đạt yêu cầu tiếng Đức trình độ A2.

Be-giang-khoa-dao-tao-tieng-Duc-cho-dieu-duong-vien-di-hoc-tap-va-lam-viec-tai-Duc

Sáng nay 15/8/2013,  Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức Lễ trao chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu. Tới dự buổi lễ có sự tham dự của Bà Đại sứ Đức Jutta Frasch và Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, cùng Tổng vụ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa Liên bang Đức Harald Kuhne.

Theo kế hoạch, ngay sau khi kết thúc khóa học tại Hà Nội, các học viên đỗ kỳ thi sẽ được bố trí theo các chuyến bay để sang Đức và phân theo các nhóm nhỏ về các cơ sở đào tạo tại 4 tiểu bang của Đức để nhập học tại các trường đào tạo chuyên ngành điều dưỡng vào đầu tháng 9/2013.

Nhu cầu điều dưỡng viên chăm sóc người già của Đức là rất lớn và thị trường lao động trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu này. Việc Đức chọn Việt Nam là nước đầu tiên ngoài châu Âu để thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực di cư lao động có chuyên môn trong ngành y thể hiện mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Đức và Việt Nam, đặc biệt là quan hệ trong  lĩnh vực đào tạo nghề và trao đổi lực lượng lao động.

Lao động Việt Nam muốn được pháp luật bảo hộ tại Angola

Angola hiện có nhu cầu rất lớn về lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Điều mà cả người sử dụng lao động và người lao động mong muốn là cần sự bảo hộ của luật pháp.

Một nhóm thợ đến từ Việt Nam đang được đảm nhận nâng cấp 1 tòa nhà của Trung tâm báo chí thuộc Bộ Ngoại Giao Angola. Như vậy,có thể hiểu 1 cách gián tiếp rằng, cơ quan Nhà nước Angola đã thừa nhận sự hiện diện của lao động Việt Nam tại đây.

Lao-dong-viet-nam-muon-duoc-phap-luat-bao-ho-tai-Angola

Theo ước tính của Cơ quan xuất nhập cảnh Angola, số lao động Việt Nam đang làm việc và sinh sống tại Angola khoảng từ 30.000-40.000 người, hoạt động trong các lĩnh vực từ buôn bán nhỏ, mở hiệu ảnh, photocopy và thợ xây dựng. Mới có một số ít người Việt được pháp luật Angola cho phép thành lập doanh nghiệp và chỉ những doanh nghiệp như vậy mới được phép tuyển dụng lao động nước ngoài có giấy phép lao động tại Angola.
Ông Châu Phụng, Giám đốc Công ty Xây dựng Avima, Thủ đô Ruanda, Angola chia sẻ: “Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ Việt Nam có sự hỗ trợ nào đó chính thức cho lao động Việt Nam sang Angola làm việc với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam. Hiện số công nhân Việt Nam sang Angola làm việc vẫn đi theo các công ty xây dựng của Trung Quốc, nên về mặt nào đó giấy tờ vẫn không hợp pháp. Mong muốn của chúng tôi là những người làm xây dựng ở Angola tuyển được rất nhiều công nhân lao động Việt Nam sang làm việc”.
Tại Angola, những doanh nghiệp như của ông Châu nếu thuê một lao động từ Việt Nam sang phải mất chi phí khoảng 200 triệu đồng cho công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và cho Cảnh sát Angola và phải chịu rủi ro là công nhân có thể bỏ việc bất cứ lúc nào. Nên các doanh nghiệp nếu cần có thể tuyển ngay lao động đã có mặt tại Angola nhưng thiếu việc làm, kể cả những người vừa mới sang đang bơ vơ ở sân bay. Còn người lao động đã mất chi phí sang Angola đành chấp nhận rủi ro, miễn sao kiếm được tiền.

Hợp tác về lao động, đào tạo và dạy nghề là một trong những nội dung quan trọng trong các buổi làm việc giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với các cơ quan Nhà nước của Angola vào tuần trước. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: “Hai bên phải sớm đàm phán trao đổi để đi đến ký kết một bản thỏa thuận về hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực dạy nghề, an sinh xã hội và lao động. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất rằng, cần thúc đẩy sớm để ký kết được bản thỏa thuận này trong năm 2013. Chúng ta cũng muốn đưa những lao động có trình độ chuyên môn, có tổ chức sang làm việc tại Angola và được pháp luật Angola cũng như pháp luật Việt Nam bảo hộ”.
 Đại sứ Angola tại Việt Nam cho rằng, thỏa thuận về lao động không chỉ đề cập đến việc đưa lao động mới sang, mà còn tạo khuôn khổ pháp lý cho những người đang định cư tại Angola. Ông Joãomamel Bernardo, Đại sứ Cộng hòa Angola tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay cả hai nước đang nghiên cứu để hợp thức hóa những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Angola, sắp tới đại diện hai nước phải ngồi lại để cùng giải quyết vấn đề này. Với thiện chí của cả hai bên, vấn đề này sẽ nhanh chóng được giải quyết nhằm tạo thuận lợi cho những người còn cư trú bất hợp pháp tại Angola có thể tránh được các điều không mong muốn có thể xảy ra”.

Doanh Nghiệp vừa và nhỏ ở Đức thiếu lao động lành nghề

Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn Ernst & Young, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Đức - xương sống của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu này - đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân lành nghề, khiến các doanh nghiệp này thất thu tới hơn 30 tỷ euro về doanh thu hàng năm.

Theo cuộc khảo sát, 3/4 trong số 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa mà đang sử dụng từ 30 đến 2.000 nhân viên nói rằng hiện "rất khó" hoặc "tương đối khó" tìm và tuyển chọn được các lao động hội đủ tiêu chuẩn cần thiết. Các ngành và lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là xây dựng và năng lượng, tiếp theo là thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Doanh-nghiep-xua-va-nho-o-Đuc-thieu-lao-dong-lanh-nghe

 Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết tình trạng khó tuyển chọn được các nhân viên có năng lực đang "đè nặng" lên doanh thu của họ. Peter Englisch, người phụ trách về SME của Ernst & Young, cho rằng vấn đề này từ lâu đã tồn tại ở Đức và đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đức là một trong những nước “già” nhất châu Âu với tỉ lệ sinh rất thấp trong khi có khoảng 42% dân số ở tuổi từ 50 trở lên.

Hiện nhiều công ty đang cố gắng tuyển dụng các lao động đi xuất khẩu lao động, sau khi chính phủ mở rộng danh sách các ngành nghề mà có thể dễ dàng xin giấy phép lao động như nhân viên kỹ thuật điện, y tá và nhân viên phục vụ. Theo Bộ Kinh tế Đức, chính phủ nước này đã thông qua nhiều thỏa thuận song phương được ký kết giữa các cơ quan tuyển dụng lao động của Đức và các nước, chẳng hạn trong lĩnh vực tuyển lao động giúp việc đến từ Philíppin hoặc Crôatia. Chuyên gia kinh tế Thomas Liebig của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) nhận xét: “Đây là một cuộc cách mạng nhỏ bởi lần đầu tiên Đức thực sự mở cửa cho các lao động có trình độ trung bình.”.

Mở rộng cửa thị trường xuất khẩu với lao động phổ thông

Mục tiêu trong năm 2013, Việt Nam sẽ xuất khẩu 85.000 lao động.Một số nước đang mở cửa cho thị trường lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.Bởi vậy mục tiêu này đang có nhiều hi vọng hơn bao giờ hết.

Đài Loan đang là thị trường chính của xuất khẩu lao động Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường việc làm trong nước nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng, đặc biệt là khu vực nông thôn thì việc kích cầu đưa lao động sang làm việc tại nước ngoài là một biện pháp lâu dài. Nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc... vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho lao động tại các nước này trong thời gian tới vẫn tăng. 

Bên cạnh đó, một số thị trường tiềm năng khác cũng đang mở cửa. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), chỉ tính riêng trong tháng 6, các DN đã đưa tổng số 7.239 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó có khoảng 2.500 lao động nữ. Các thị trường chính vẫn là Đài Loan với 4.168 lao động, Nhật Bản 678 lao động, Hàn Quốc 484 lao động, Malaysia 546 lao động, và các thị trường khác như UAE, Lào, Campuchia, Macao, Libya… 
Kết quả trên nâng tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2013 là 39.465 lao động, đạt 46,4% chỉ tiêu kế hoạch cả năm và bằng 98,4% số lao động đi làm việc ở nước ngoài 6 tháng đầu năm 2012. Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Năm 2013, ngành lao động phấn đấu đạt chỉ tiêu đưa 85.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và củng cố các thị trường trọng điểm vẫn là mục tiêu hướng đến.

Mo-rong-cua-thi-truong-xuat-khau-voi-lao-dong-pho-thong


 Sau khi “mất điểm” tại thị trường Hàn Quốc, Việt Nam đã nhanh chóng lấy lại được cơ hội và vị trí của mình tại một số thị trường tiềm năng khác. Với Nhật Bản, năm 2012 đã đưa được 8.800 lao động Việt Nam đi làm việc, năm 2013 sẽ phấn đấu đưa được hơn 10.000 lao động đi làm việc. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ ngày 1-7 lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Đây là tin vui đối với nhiều người lao động, bởi trước đó khoản tiền bảo lãnh hợp đồng là một cửa ải khó vượt qua. Hiện nay các đơn hàng tuyển tu nghiệp sinh đi tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản xin thẩm định ngày càng tăng đặc biệt là nhu cầu tiếp nhận y tá và điều dưỡng viên. Riêng thị trường Malaysia, từ 1-1, lương cơ bản của lao động sẽ được điều chỉnh lên mức 900 ringgit/tháng (tương đương khoảng 300USD/tháng) là tín hiệu tốt, góp phần làm tăng nhu cầu của lao động sang thị trường này. Hiện nay thị trường Trung Đông cũng bắt đầu phục hồi và đang có nhu cầu tiếp nhận số lượng lao động lớn. Một số thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Australia, New Zealand, Canada và một số nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển cũng đã được các DN Việt Nam chú ý đến. 

Cần lao động có trình độ 

Bên cạnh những thị trường tiềm năng, Đài Loan (Trung Quốc) cũng được nhận định là điểm sáng của ngành xuất khẩu lao động năm nay. Mức lương cơ bản ở thị trường này khoảng 8-9 triệu đồng/tháng. Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường, tổng mức thu nhập hàng tháng của người lao động dao động từ 17-20 triệu đồng.

 Hiện đang có khá nhiều cơ hội rộng mở cho những lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, để giữ vững được những thị trường này, các DN cần tăng cường đào tạo và định hướng cho người lao động về kỷ luật lao động và văn hóa của nước sở tại. Tình trạng cò mồi, thiếu quản lý về phí, thiếu thông tin cho lao động, khi lao động đặt bút ký hợp đồng thiếu bộ phận tư vấn… sẽ tạo ảnh hưởng xấu, khó làm lành mạnh thị trường xuất khẩu lao động, người lao động lại rơi vào vòng xoáy như thời gian qua, nhiều trường hợp trả phí quá cao, rồi bị “vỡ mộng” khi ra nước ngoài, hoặc thực tế không như viễn cảnh mà DN đã “vẽ” ra. Vì vậy, theo Phó Cục trưởng Lê Văn Thanh, người lao động phải hiểu rõ muốn có thu nhập cao thì phải chuẩn bị hành trang cho mình thật tốt, đó là trình độ ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật và tay nghề.

 Năm 2013, Cục sẽ yêu cầu các DN xuất khẩu lao động tăng cường đào tạo, đồng thời cục sẽ giám sát chặt chẽ khâu tuyển chọn và tăng cường quản lý lao động. Chính quyền các địa phương, bộ, ngành và cả phụ huynh cũng phải giáo dục định hướng cho con em có lựa chọn phù hợp về thị trường lao động để xác định đi nước nào, không nên đổ xô vào một thị trường, đặc biệt là những nơi đòi hỏi kỹ năng cao, trong khi sức mình thì không đủ đáp ứng.

 Trong thời gian tới, nhằm nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng cho người lao động ở thị trường nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2013-2015 để xây dựng các trung tâm đào tạo lao động. Khoản kinh phí đầu tư này nằm trong đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động. Theo đó, sẽ tập trung cho việc xây dựng các trung tâm đào tạo lao động bậc cao cho các thị trường có thu nhập tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu.

Lời cảnh tỉnh về Xuất khẩu lao động chui

Sáng 11.8, 31 đối tượng xuất khẩu lao động trong tổng số gần 600 người Việt Nam bị tạm giữ tại khu lều bạt ở Mátxcơva đã về đến Hà Nội qua sân bay Nội Bài.Tất cả họ đều có cảm giác như vừa thoát khỏi địa ngục, được trở về quê hương.

Đối với họ, “giấc mơ Nga” là những ngày sống chui lủi, lao động như một cái máy, trong khi đó số tiền kiếm được cũng chẳng đủ trang trải cuộc sống thường nhật.

Ngày làm từ 12-14 giờ là... bình thường!

Mặc dù phải 9h sáng ngày 10.8, đoàn 31 lao động ở Liên bang Nga mới đáp máy bay xuống sân bay Nội Bài, nhưng từ rất sớm, anh Thân Văn Tĩnh (SN 1973, trú tại thôn Thành Công, xã Tiên Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) và hơn 10 người thân trong gia đình đã có mặt ở sân bay để chờ đón người thân. Người em ruột của anh Tĩnh là Thân Việt Hậu đã đi lao động 5 năm ở Nga mà chưa một lần về nước.

 Hậu sinh năm 1981, đã đi lao động xuất khẩu ở Nga từ năm 2007 thông qua một Cty. Với lời quảng cáo của Cty này là đi lao động xuất khẩu ở Liên bang Nga mỗi tháng trừ chi phí sinh hoạt còn có thể để ra được vài trăm USD, nên gia đình anh Tĩnh cũng cố gắng vay mượn khắp nơi để gom đủ 2.300USD đóng cho Cty với hy vọng em trai anh lao động ở Nga về sẽ có tiền để đổi đời. Ngoài số tiền trên, người có nhu cầu xuất khẩu còn phải đóng thêm gần 5 triệu đồng tiền học tiếng, cũng như lo lót một số giấy tờ liên quan.

Tuy nhiên, khi anh Hậu mới ở Việt Nam qua Nga được vài tuần thì chủ của Cty anh Hậu bên Nga đã bỏ mặc những lao động này, mặc cho họ tự đi kiếm việc làm ở trong cộng đồng người Việt tại Nga bởi trên thực tế, những Cty này chỉ làm hộ chiếu đi theo dưới dạng visa du lịch 3 tháng, hết thời điểm trên thì họ phải trốn ở lại Nga rồi tự tìm công việc phù hợp với mình với hy vọng kiếm sống qua ngày nơi đất khách, quê người.
Công việc chính của anh Hậu là làm thợ xây, nay đây mai đó. Công việc thì nặng nhọc, nếu như lúc đầu theo “quảng cáo” của Cty về môi giới lao động xuất khẩu thì chỉ làm ngày 8 tiếng, trên thực tế, công việc hằng ngày của những lao động này là làm thợ xây từ 12-14 tiếng, thậm chí có ngày phải “tăng bo” lên tận 16 tiếng, trong khi đó chỉ được nghỉ giữa trưa có đúng 1 tiếng đồng hồ để ăn cũng như làm vệ sinh cá nhân.

Bên cạnh đó, do khí hậu bên Nga rất khắc nghiệt, mùa hè có lúc hơn 40 độ C, mùa đông thì âm 30 độ C nên rất nhiều người Việt Nam bị ốm. “Nhưng ốm thì cũng phải dậy mà làm, bởi nếu không làm thì biết lấy gì mà sống” - anh Tĩnh chia sẻ.

Còn theo lời kể của người nhà chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1992, trú tại Bắc Giang) thì cuộc sống của chị Hằng không khác gì đi tù giam lỏng. Chị Hằng là công nhân một xưởng may ở Mátxcơva, tuy nhiên do đây là xưởng toàn công nhân trốn ở lại mà không xin visa nên chủ xưởng đã cho tất cả công nhân xuống tầng hầm để làm việc từ thứ hai đến thứ sáu. Mọi hoạt động đều sống trong ánh đèn điện, không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Chỉ đến cuối tuần, khi lực lượng công an Nga buông lỏng thì mọi người mới dám đi lên để tránh không khí ngột ngạt dưới tầng hầm. Tuy nhiên, cũng chẳng ai dám đi đâu xa vì trong người không có mảnh giấy tùy thân, chẳng may mà bị bắt thì vừa mất tiền, vừa bị giam giữ.

Cuộc sống cực khổ, hoang mang

Sau 5 năm lao động tại Nga, tài sản giá trị nhất mà anh Thân Văn Hậu có được khi hồi hương là tấm giấy thông hành có giá trị một lần để nhập cảnh về nước


Anh kể: “Tôi bị cảnh sát Nga phát hiện, bắt tạm giữ 24 ngày. Trong khoảng thời gian ở trại Sông Hồng 1, tôi cũng như nhiều lao động bất hợp pháp khác sống cực khổ. Họ bắt chúng tôi đóng tiền chuộc khoảng 1.000USD thì sau đó mới thả tôi về. Trong khi đó, bọn tôi tiền ăn hằng ngày đã không có, giấy tờ tùy thân cũng không, có chiếc điện thoại là phương tiện liên lạc với gia đình, bạn bè thì bị cảnh sát thu mất nên chúng tôi thực sự rất hoang mang”.

Thậm chí, khi về đến Việt Nam thì trong người anh Hậu không có một đồng tiền nào, đồ đạc cũng không có, chỉ có duy nhất bộ quần áo trên người cùng tờ giấy thông hành vào Việt Nam do cơ quan chức năng cấp.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho người đi lao động xuất khẩu “chui”

Rất nhiều người khi được hỏi cuộc sống ở bên Nga trong thời gian đi xuất khẩu ra sao, đã cho rằng, đây là khoảng thời gian tủi nhục, đáng quên nhất trong cuộc đời mình. Đối với họ, mang tiếng là ra nước ngoài lao động nhưng số tiền kiếm được chả đáng là bao so với mức chi tiêu phải trả bởi cuộc sống ở nước ngoài rất đắt đỏ, tốn kém.

Qua câu chuyện của nhiều người, đã không ít lần vào mùa đông do thiếu tiền mua đồ ăn nên họ phải đi ra những mặt hồ đóng băng, khoan một lỗ để câu cá cải thiện đời sống, còn rau xanh đối với những người lao động xuất khẩu chỉ là thứ xa xỉ, trong khi đó nếu ở nhà thì họ chẳng bao giờ có thể nghĩ rằng có ngày mình làm việc hùng hục để kiếm tiền, nhưng cũng chẳng đủ mua rau xanh cho bữa ăn hằng ngày. Với họ, mỗi ngày thức dậy là lại phải lao vào công việc, làm hết công suất, đến khuya thì lại về ngủ trong những thùng container hay những căn nhà tồi tàn, cũ nát, công việc này lặp đi lặp lại hằng ngày, kể cả thứ bảy hay chủ nhật.

Thậm chí, có nhiều trường hợp người lao động bị đánh khi có ý định bỏ về hoặc không muốn làm nữa. Vì vậy, nếu có ai hỏi họ có muốn đi Nga xuất khẩu lao động nữa hay không, có lẽ tất cả đều chung một câu trả lời là “không bao giờ”, bởi “giấc mơ Nga” của họ đã tan tành ngay từ khi họ đặt chân đến xứ người”.

Hoàn tất đưa lao động Việt Nam ở Nga về nước vào cuối tháng 8. Hãng Interfax trích lời bà Olga Kirillova - Giám đốc Sở Di trú Mátxcơva - cho biết, nhóm công dân Việt Nam kế tiếp sẽ được sắp xếp lên các chuyến bay hồi hương khi có chuyến bay trống chỗ trong tuần này. Trong cuộc họp báo ngày 10.8, bà Olga Kirillova tuyên bố rằng, chính quyền dự định giải tán khu lều trại nằm trong khu vực Golyanovo, phía đông Mátxcơva và trục xuất toàn bộ số người trong trại cho đến cuối tháng 8 năm nay. Gần 600 người Việt có mặt tại khu lều trại, kể cả 31 người đã bay về nước hôm 10.8, đều đã nhận được quyết định trục xuất của toà án. Chính quyền thành phố Mátxcơva muốn chuyển số người đang bị tạm giữ tại khu lều bạt này về các khu trại hè dành cho trẻ em ở vùng ngoại ô thủ đô, tuy nhiên chưa có thông tin chính thức xác nhận điều này.

Khó lấy” lại thị trường xuất khẩu lao động Qatar

Trước đây, Qatar đã từng là  thị trường xuất khẩu lao động chủ lực, nhưng giờ đây,lao động Việt Nam đã không muốn sang Qatar làm việc bởi lương thấp, điều kiện khắc nghiệt
Từng là, nhưng giờ đây không mấy lao động Việt Nam muốn sang Qatar làm việc do lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt, khiến thị trường này khó có thể lấy lại “hào quang” đã mất.

Kho-lay-lai-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-Qatar
Lao động Việt Nam làm việc tại nhà máy ở Qatar

Trong những năm 2010 trở về trước, cùng với 5 nước vùng vịnh khác là Các tiểu Vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Oman, Kuwait, Bahrain và Saudi Arab, Qatar là một trong những thị trường xuất khẩu lao động chủ lực của Việt Nam.
Có đến 40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia khai thác thị trường này, mỗi năm cung ứng cho phía Qatar vài nghìn lao động.thậm chí có lúc tới hơn 10.000 lao động Việt Nam làm việc tại Qatar.
Tuy nhiên, do tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, vi phạm pháp luật, thậm chí lập băng đảng để trộm cướp tại Qatar ngày càng gia tăng.
Vì vậy, từ giữa năm 2008, số lượng lao động Việt Nam sang Qatar làm việc liên tục giảm và đến nay, mỗi năm chỉ còn vài trăm lao động sang Qatar làm việc.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) Đào Công Hải, đó không phải là nguyên nhân duy nhất khiến lượng lao động sang Qatar sụt giảm thảm hại.
Một nguyên nhân khác, theo ông Hải là do điều kiện làm việc tại Qatar rất khắc nghiệt khi thời tiết nắng nóng quá gay gắt, nhiệt độ thường xuyên ở mức trên 40 độ khiến nhiều lao động Việt Nam không thích ứng được vì sức khỏe kém.
Tình trạng lao động Việt Nam tại Qatar bỏ trốn, vi phạm pháp luật cũng có nhiều nguyên nhân. Qatar là một nước đạo hồi với nền văn hóa, ẩm thực khác biệt khá lớn với Việt Nam, rất ít hình thức vui chơi, phim ảnh, giải trí. Ngoài ra, nhiều lao động Việt Nam chịu áp lực lớn do phải chịu mức chi phí sang làm việc khá tốn kém khi phải vay lãi, tiền vé máy bay sang Qatar cũng đắt vì chặng dài.
Vì vậy, rất nhiều lao động Việt Nam tại Qatar tổ chức nấu rượu để bán (Qatar cấm bán rượu) vì lợi nhuận cao, bỏ trốn ra ngoài làm việc, uống rượu, trộm cắp gây mất an ninh trật tự, tạo hình ảnh xấu về lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, do phần lớn các đơn hàng lao động từ Qatar là lao động phổ thông, yêu cầu tuyển dụng khá đơn giản nên khi tuyển dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều làm rất qua loa, tuyển ồ ạt mà không làm tốt công tác định hướng, giáo dục cho lao động.
Do đó, Qatar là một trong những thị trường mà lao động Việt Nam vi phạm pháp luật nhiều nhất. Cứ 10 người sang Qatar thì tới 8 người bỏ trốn, bán rượu lậu, say rượu, trộm cắp và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.
Từ năm 2007 đến 2009, phía Qatar đã 3 lần ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam. Việc cung ứng lao động vì vậy liên tục bị gián đoạn, giảm dần về số lượng. Hầu hết trong số hơn 10.000 lao động làm việc tại Qatar trước đây cũng đã về nước.
Tuy nhiên, tại kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Qatar vừa tổ chức tại Doha (Qatar) mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Qatar đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác về lao động.
“Qatar thực tế vẫn là một thị trường rất lớn và tiềm năng. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm chặt chẽ khâu tuyển dụng thì vẫn còn hy vọng sốc lại thị trường này”, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết.
Phó Cục trưởng Đào Công Hải cho biết, thực tế hiện nay mỗi năm Qatar vẫn cần khoảng 100.000 lao động trong ngành xây dựng, do nước này đang triển khai hàng chục dự án xây dựng sân bay, cảng nước sâu, cao ốc, hạ tầng đường bộ khổng lồ với số vốn vài chục tỷ USD.
Mức lương cho ngành xây dựng khoảng từ 350 - 400 USD/tháng. Ngoài ra, Qatar cũng đang có nhu cầu khá lớn về lao động giúp việc gia đình. “Thế nhưng, cái khó hiện nay là lao động Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ lao động các nước như Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc…
Họ chăm chỉ, sức khỏe tốt hơn, ít vi phạm pháp luật, thậm chí sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp từ 200-300 USD/tháng mà vẫn cảm thấy hài lòng”, ông Hải cho biết. Ngược lại, lao động Việt Nam vài năm trở lại đây chỉ muốn sang làm việc ở các thị trường có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản…, nên không mặn mà với công việc tại Qatar vì lương thấp, điều kiện làm việc quá khắc nghiệt.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Anh, đại diện Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động COLECTO cho biết, công ty có đăng tuyển hơn 100 lao động ngành xây dựng (thợ hàn, thợ giàn giáo, lắp đường ống…) cho Qatar từ tháng 3 đến nay với mức lương từ 350-500 USD tùy trình độ, nhưng đến nay vẫn không tuyển đủ.
“Không chỉ Qatar mà đơn hàng ở các nước vùng Trung Đông khác giờ cũng khó tuyển dụng, do lao động sợ điều kiện làm việc vất vả, lương lại không cao. Họ chỉ mong đến Hàn Quốc, Nhật Bản với mức lương nghìn đô. Thế nên không còn mấy doanh nghiệp trụ lại được với thị trường này”, ông Hoàng Anh chia sẻ.
Chính vì vậy, theo Phó Cục trưởng Đào Công Hải, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Qatar cũng chỉ khoảng 3.000 người. “Từ đầu năm đến nay chỉ có vài trăm lao động xuất cảnh sang Qatar làm việc. Thế nên, việc sốc lại thị trường này hoàn toàn không đơn giản”, ông Hải thừa nhận.

Hội thảo về Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,  Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã kí kết văn kiện xác nhận về cơ chế tiếp nhận điều dưỡng viên và hộ lý đủ tiêu chuẩn của Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tổ chức 03 buổi Hội thảo thông tin về Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đến những người quan tâm và có nguyện vọng đăng ký tham gia chương trình này.
Một hình thức xuất khẩu lao động dành cho những người có chuyên môn một chút bằng cấp

Hoi-thao-ve-chuong-trinh-dua-ung-vien-dieu-duong-ho-ly-sang-Nhat-Ban-làm-viec

1. Hội thảo tại Hà Nội:

-    Thời gian: 9h, Thứ Tư, ngày 28/8/2013.

-    Địa điểm: Hội trường tầng 2, Cục Quản lý lao động ngoài nước

                         41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2. Hội thảo tại Đà Nẵng

-  Thời gian: 14g00, Thứ Ba, ngày 20/8/2013

-  Địa điểm: Khách sạn Luxury Đà Nẵng

                      205 Trần Phú, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

3. Hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh:

-  Thời gian: 14g00, Thứ Tư, ngày 21/8/2013

-  Địa điểm: Nhà khách người có công

                      168 Hai Bà Trưng, TP. Hồ Chí Minh




Danh sách bận viện đủ tiêu chuẩn khám, chứng nhận sức khỏe cho người Việt Nam xuất khẩu lao động

Theo thông tư liên tịch 10/2004/TT-BYT-BLĐTBXH-BTC của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện khám và chứng nhận sức khỏe cho người đi xuất khẩu lao động, bệnh viện khám sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa từ hạng II trở lên theo xếp hạng của Bộ Y tế và phải đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định của thông tư này. Hiện nay, trong cả nước có 83 bệnh viện có đủ tiêu chuẩn khám, chứng nhận sức khỏe cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Dưới đây là danh sách  sách các bệnh việc đủ tiêu chuẩn khám, chứng nhận sức khỏe cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Danh-sach-cac-benh-vien-du-tieu-chuan-kham-chung-nhan-suc-khoe-cho-nguoi-viet-nam-xuat-khau-lao-dong


TT Tên Bệnh viện Địa chỉ Cơ quan quản lý Ghi chú
BÊNH VIỆN ĐỦ TIÊU CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ KHÁM CHUNG CHO TẤT CẢ THỊ TRƯỜNG (TRỪ ĐÀI LOAN)
1 Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang TX Long Xuyên Sở Y tế An Giang Bệnh viện công lập
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang TP. Bắc Giang Sở Y tế Bắc Giang Bệnh viện công lập
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh TP. Bắc Ninh Sở Y tế Bắc Ninh Bệnh viện công lập
4 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu TP Bến Tre Sở Y tế Bến Tre Bệnh viện công lập
5 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định TP. Quy Nhơn Sở Y tế Bình Định Bệnh viện công lập
6 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận TX Phan Thiết Sở Y tế Bình Thuận Bệnh viện công lập
7 Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ TP. Cần Thơ Sở Y tế Cần Thơ Bệnh viện công lập
8 Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng TX Cao Bằng Sở Y tế Cao Bằng Bệnh viện công lập
9 Bệnh viện Đà Nẵng TP. Đà Nẵng Sở Y tế Đà Nẵng Bệnh viện công lập
10 Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc  Buôn Ma Thuột Sở Y tế tỉnh Đắc Lắc  Bệnh viện công lập
11 Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên Điện Biên Sở Y tế Điện Biên Bệnh viện công lập
12 Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp Đồng Tháp Sở Y tế Đồng Tháp Bệnh viện công lập
13 Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai Gia Lai Sở Y tế Gia Lai Bệnh viện công lập
14 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam Hà Nam Sở Y tế Hà Nam Bệnh viện công lập
15 Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội Bộ Y tế Bệnh viện công lập
16 Bệnh viện E Hà Nội Bộ Y tế Bệnh viện công lập
17 Bệnh viện Bưu điện Hà Nội Bộ TTTT Bệnh viện công lập
18 Bệnh viện GTVT I Hà Nội Bộ GTVT Bệnh viện công lập
19 Trung tâm y tế xây dựng Hà Nội Bộ Xây dựng Bệnh viện công lập
20 Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện tư nhân
21 Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện công lập
22 Trung tâm y tế Dệt may Hà Nội Bộ Công nghiệp Bệnh viện công lập
23 Bệnh viện đa khoa Saint Paul Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện công lập
24 Bệnh viện Nông nghiệp Hà Nội Bộ Nông nghiệp Bệnh viện công lập
25 Bệnh viện Hồng Ngọc Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện tư nhân
26 Bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện tư nhân
27 Bệnh viện Đống Đa Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện công lập
28 Bệnh viện Bắc Thăng Long Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện công lập
29 Bệnh viện Đức Giang Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện công lập
30 Bệnh viện 354, Bộ Quốc phòng  Hà Nội  Bộ Quốc phòng  Bệnh viện công lập
31 Bệnh viện 19-8, Bộ Công an  Hà Nội  Bộ Công an  Bệnh viện công lập
32 Bệnh viện Hữu nghị  Hà Nội  Bộ Y tế Bệnh viện công lập
33 Bệnh viện tỉnh Hà Tây Hà Nội II Sở Y tế Hà Tây Bệnh viện công lập
34 Bệnh viện khu vực Sơn Tây Hà Nội II Sở Y tế Hà Tây Bệnh viện công lập
35 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh Sở Y tế Hà Tĩnh Bệnh viện công lập
36 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương Hải Dương Sở Y tế Hải Dương Bệnh viện công lập
37 Bệnh viện Viêt Tiệp Hải Phòng Sở Y tế Hải Phòng Bệnh viện công lập
38 Bệnh viện Kiến An Hải Phòng Sở Y tế Hải Phòng Bệnh viện công lập
39 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình Hòa Bình Sở Y tế Hòa Bình Bệnh viện công lập
40 Bệnh viện TW Huế TP Huế Bộ Y tế Bệnh viện công lập
41 Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa Sở Y tế Khánh Hòa Bệnh viện công lập
42 Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang Kiên Giang Sở Y tế Kiên Giang Bệnh viện công lập
43 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn Sở Y tế Lạng Sơn Bệnh viện công lập
44 Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định Nam Định Sở Y tế Nam Định Bệnh viện công lập
45 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An Nghệ An Sở Y tế Nghệ An Bệnh viện công lập
46 Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình Ninh Bình Sở Y tế Ninh Bình Bệnh viện công lập
47 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Phú Thọ Sở Y tế Phú Thọ Bệnh viện công lập
48 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam Quảng Nam Sở Y tế Quảng Nam Bệnh viện công lập
49 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi Sở Y tế Quảng Ngãi Bệnh viện công lập
50 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh Sở Y tế Quảng Ninh Bệnh viện công lập
51 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị Quảng Trị Sở Y tế Quảng Trị Bệnh viện công lập
52 Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng Sở Y tế Sóc Trăng Bệnh viện công lập
53 Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La Sơn La Sở Y tế Sơn La Bệnh viện công lập
54 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình Thái Bình Sở Y tế Thái Bình Bệnh viện công lập
55 Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên Thái Nguyên Bộ Y tế Bệnh viện công lập
56 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên Sở Y tế Thái Nguyên Bệnh viện công lập
57 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa Sở Y tế Thanh Hóa Bệnh viện công lập
58 Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa  Thanh Hóa  Sở y tế tỉnh Thanh Hóa  Bệnh viện tư nhân
59 Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
60 Bệnh Viện Thống nhất TP Hồ Chí Minh Bộ Y tế Bệnh viện công lập
61 Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
62 Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
63 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
64 Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
65 Bệnh viện An Bình TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
66 Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
67 Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
68 Bệnh viện 30-4 TP Hồ Chí Minh Bộ Công an  Bệnh viện công lập
69 Bệnh viện bưu điện II TP Hồ Chí Minh Bộ TTTT Bệnh viện công lập
70 Bệnh viện đa khoa Phú Thọ TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện tư nhân
71 Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện công lập
72 Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh Trà Vinh Sở Y tế Trà Vinh Bệnh viện công lập
73 Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang Sở Y tế Tuyên Quang Bệnh viện công lập
74 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc Sở Y tế Vĩnh Phúc Bệnh viện công lập
75 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Yên Bái Sở Y tế Yên Bái Bệnh viện công lập
76 Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà  Hà Nội  Sở Y tế Hà Nội  Bệnh viện tư nhân
BỆNH VIỆN ĐƯỢC KHÁM VÀ CHỨNG NHẬN SK CHO TẤT CẢ CÁC THỊ TRƯỜNG (BAO GỒM CẢ ĐÀI LOAN)
1 Bệnh Viện Thống nhất TP Hồ Chí Minh Bộ Y tế Bệnh viện công lập
2 Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh Sỏ Y tế TP. HCM Bệnh viện công lập
3 Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội Bộ Y tế Bệnh viện công lập
4 Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An Hà Nội Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện tư nhân
5 Bệnh viện Giao thông vận tải 1 Hà Nội Bộ GTVT Bệnh viện công lập
6 Bệnh viện Trung ương Huế TP. Huế Bộ Y tế Bệnh viện công lập
7 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Hà Nội  Sở Y tế Hà Nội  Bệnh viện tư nhân