Theo cuộc khảo sát, 3/4 trong số 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa mà đang sử dụng từ 30 đến 2.000 nhân viên nói rằng hiện "rất khó" hoặc "tương đối khó" tìm và tuyển chọn được các lao động hội đủ tiêu chuẩn cần thiết. Các ngành và lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất là xây dựng và năng lượng, tiếp theo là thương mại, dịch vụ và công nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết tình trạng khó tuyển chọn được các nhân viên có năng lực đang "đè nặng" lên doanh thu của họ. Peter Englisch, người phụ trách về SME của Ernst & Young, cho rằng vấn đề này từ lâu đã tồn tại ở Đức và đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đức là một trong những nước “già” nhất châu Âu với tỉ lệ sinh rất thấp trong khi có khoảng 42% dân số ở tuổi từ 50 trở lên.
Hiện nhiều công ty đang cố gắng tuyển dụng các lao động đi xuất khẩu lao động, sau khi chính phủ mở rộng danh sách các ngành nghề mà có thể dễ dàng xin giấy phép lao động như nhân viên kỹ thuật điện, y tá và nhân viên phục vụ. Theo Bộ Kinh tế Đức, chính phủ nước này đã thông qua nhiều thỏa thuận song phương được ký kết giữa các cơ quan tuyển dụng lao động của Đức và các nước, chẳng hạn trong lĩnh vực tuyển lao động giúp việc đến từ Philíppin hoặc Crôatia. Chuyên gia kinh tế Thomas Liebig của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) nhận xét: “Đây là một cuộc cách mạng nhỏ bởi lần đầu tiên Đức thực sự mở cửa cho các lao động có trình độ trung bình.”.